+ All Categories
Home > Documents > a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC...

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC...

Date post: 24-Oct-2020
Category:
Upload: others
View: 0 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
41
a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 20 tháng 4 năm 2020
Transcript
  • a

    VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

    CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

    ĐIỂM BÁO

    Ngày 20 tháng 4 năm 2020

  • Bộ, ngành

    1. Ngành thuế đã nhận 14.500 hồ sơ nộp giấy đề nghị gia hạn theo Nghị định 41

    2. Đã đến lúc kết thúc "sứ mệnh lịch sử" của hộ khẩu

    3. Nền tảng số ‘cứu cánh’ doanh nghiệp trong bối cảnh COVID-19

    4. UBTVQH xem xét dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư

    5. Cấm sao chép khi giải quyết thủ tục hành chính điện tử

    6. Thay đổi phương thức quản lý trong cắt giảm các điều kiện kinh doanh

    7. Bộ TT&TT nâng cấp 149 dịch vụ công trực tuyến lên mức 4 trong năm 2020

    8. 13 nhóm chính sách của dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) nâng cao hiệu quả quản lý

    Địa phương

    9. Quận Đống Đa: Đẩy mạnh cải cách để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp

    10. Dịch vụ công trực tuyến “thử lửa” qua đại dịch Covid-19

    11. Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp phòng, chống dịch Covid-19

    12. Đẩy nhanh các biện pháp trực tuyến giải quyết thủ tục hành chính công

  • 1. Ngành thuế đã nhận 14.500 hồ sơ nộp giấy đề nghị gia hạn theo Nghị định 41

    Đến ngày 17/4 (hơn 1 tuần kể từ thời điểm Nghị định 41 được thông

    qua), đã có hơn 14.500 hồ sơ nộp giấy đề nghị gia hạn. Hiện cơ quan

    thuế sẵn sàng tiếp nhận giấy đề nghị gia hạn cũng như những

    vướng mắc, khó khăn của người nộp thuế.

    Đây là một nội dung được cập nhật qua hệ thống công nghệ thông tin

    (CNTT) của Tổng cục Thuế công bố chiều 17/4.

    Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày

    08/4/2020 về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất, Bộ Tài chính đã

    chỉ đạo Tổng cục Thuế tổ chức triển khai việc tiếp nhận và xử lý đề nghị

    gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất của doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình,

    cá nhân thuộc diện được áp dụng các quy định về gia hạn.

    Tổng cục Thuế đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người nộp

    thuế (NNT) thực hiện các thủ tục gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất.

    Do phạm vi áp dụng của Nghị định số 41/2020/NĐ-CP có ảnh hưởng đến

    số lượng rất lớn NNT trong khi vẫn phải đảm giãn cách xã hội, nhằm giảm

    thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ

    nên Bộ Tài chính đã yêu cầu Tổng cục Thuế triển khai gấp các giải pháp

    công nghệ thông tin (CNTT) để bảo đảm phần lớn doanh nghiệp (DN), tổ

    chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện gửi hồ sơ đến cơ

    quan thuế bằng hình thức điện tử.

    Cụ thể, ngành Thuế đã nâng cấp Cổng thông tin điện tử của Tổng cục

    thuế để đảm bảo NNT gửi Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất

    bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế,

    qua dịch vụ Thuế điện tử của các Tổ chức cung cấp dịch vụ thuế điện tử

    (TVAN) hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia.

    Hiện nay có 763.141 số doanh nghiệp (chiếm 99,91%) và 83.701 hộ/cá

    nhân kinh doanh đã có tài khoản khai thuế điện tử (trên Cổng thông tin

    điện tử của Tổng cục Thuế và Cổng Dịch vụ công quốc gia). Hạn chế tối

    đa việc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ giấy đến cơ quan

    thuế.

    Ngành thuế cũng hướng dẫn các bước thực hiện trên hệ thống ứng dụng

    để cơ quan thuế tiếp nhận Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế theo đường

    điện tử, thực hiện kiểm tra, xử lý gia hạn đối với các khoản thuế và tiền

    thuê đất theo quy định trên Hệ thống ứng dụng của cơ quan thuế.

  • Cơ quan thuế khuyến khích NNT gửi hồ sơ đề nghị gia hạn đến cơ quan

    thuế theo phương thức điện tử. Trường hợp NNT không thể thực hiện gửi

    hồ sơ điện tử vì lý do bất khả kháng thì hướng dẫn NNT gửi hồ sơ theo

    đường bưu chính, hạn chế tối đa việc nộp hồ sơ tại cơ quan thuế.

    Theo quy định tại Nghị định, thời hạn nộp hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế,

    tiền thuê đất chậm nhất là 30/7, tức là còn hơn 3 tháng nữa và quyền lợi

    về gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất của NNT vẫn được bảo đảm mà không

    chịu áp lực về thời gian.

    Huy Thắng

    Nguồn: http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh/Nganh-thue-da-nhan-

    14500-ho-so-nop-giay-de-nghi-gia-han-theo-Nghi-dinh-41/393420.vgp

    2. Đã đến lúc kết thúc "sứ mệnh lịch sử" của hộ khẩu

    Cách quản lý hộ khẩu hiện nay đang tạo sự phân biệt đối xử, bất

    bình đẳng xã hội vì vậy Dự thảo Luật Cư trú với quy định bỏ sổ hộ

    khẩu được coi là một "cuộc cách mạng" trong quản lý.

    Trong dự thảo Luật Cư trú, Bộ Công an đề xuất sửa đổi Luật Cư trú theo

    hướng bỏ sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú để quản lý dân cư thông qua hình

    thức mã số định danh cá nhân.

    Việc sửa đổi Luật Cư trú nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ

    thống pháp luật quy định về các giấy tờ của công dân

  • Xu hướng thời đại

    Cụ thể, khi bãi bỏ hình thức quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú

    và thay thế bằng hình thức quản lý theo số định danh cá nhân cập nhật

    thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về cư trú sẽ

    đơn giản hóa các thủ tục hành chính.

    Bên cạnh đó, việc thực hiện quản lý dân cư thông qua phương thức mới

    bằng mã số định danh cá nhân trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ

    sở dữ liệu về cư trú sẽ bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ 13 nhóm thủ tục

    hành chính liên quan đến đăng ký, quản lý thường trú, tạm trú của công

    dân như: Tách sổ hộ khẩu, cấp đổi sổ hộ khẩu, cấp lại sổ hộ khẩu, điều

    chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu...

    Không chỉ có vậy, theo tính toán của Bộ Công an, nếu bỏ hộ khẩu giấy sẽ

    giúp tiết kiệm 1.600 tỷ đồng mỗi năm. Việc sử dụng mã số định danh cá

    nhân cũng sẽ giúp tiết kiệm gần 300 tỷ đồng chi phí làm sổ bảo hiểm.

    Thực tế hiện nay, công dân khi tham gia các giao dịch hoặc thủ tục hành

    chính phải mang theo rất nhiều loại giấy tờ như: sổ hộ khẩu, giấy chứng

    nhận kết hôn, giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất, bằng lái xe,

    thậm chí học sinh phải có giấy khai sinh... Khi quản lý cư dân thông qua

    mã số định danh cá nhân, các loại giấy tờ trên sẽ không còn phải mang

    theo trong giải quyết thủ tục hành chính nữa.

    Theo lãnh đạo Bộ Công an, khi dự án cơ sở dữ liệu quốc gia đi vào vận

    hành, công dân khi đến các cơ quan nhà nước để giải quyết TTHC chỉ

    cần đưa ra 3 thông tin cơ bản, gồm: họ, tên; mã số định danh và chỗ ở.

    Lúc đó, công dân không cần xuất trình các loại giấy tờ như sổ hộ khẩu,

    giấy khai sinh...

    Đây có thể là một tin vui cho gần 100 triệu dân trước việc những lời kêu

    gọi “bỏ hộ khẩu” thỉnh thoảng lại vang lên rồi chìm nghỉm như “đá ném ao

    bèo”. Những động thái của Chính phủ về đơn giản thủ tục hành chính,

    cũng như tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, dù chưa đạt được kỳ

    vọng như nhân dân mong đợi, cũng lóe lên những tia hy vọng.

    Bởi sẽ khó có thể đong đếm cụ thể những lợi ích khi hộ khẩu “hết thời”

    mà chỉ có thể nói rằng: lợi ích đó là rất lớn. Phía nhà nước, mà cụ thể là

    Bộ Công an, sẽ tinh giản được biên chế và song song với nó là chiến

    lược cải cách tiền lương sẽ có tính khả thi cao hơn. Những tiêu cực hoặc

    bất cập do hộ khẩu gây ra sẽ nhanh chóng được dẹp bỏ.

    Tại phiên họp Thường vụ Quốc hội ngày 17/4, các đại biểu cũng nhận

    định: phương thức quản lý cư dân thông qua mã số định danh cá nhân sẽ

  • giúp không chỉ đơn giản hóa thủ tục, giấy tờ, tiết kiệm chi phí hành chính

    cho công dân mà còn góp phần bảo đảm quản lý công dân chặt chẽ, thực

    chất, khắc phục nhiều bất cập trong quản lý dân cư ở nước ta hiện nay.

    Đây là phương thức quản lý cư trú hiện đại dựa trên việc ứng dụng công

    nghệ thông tin, phù hợp với xu thế phát triển được một số quốc gia trên

    thế giới áp dụng.

    Đã hết giá trị lịch sử

    Cuốn sổ hộ khẩu từ lâu đã gắn chặt với sinh mệnh và cuộc sống của mỗi

    con người. Dường như đụng đến bất cứ việc gì cũng cần có sổ hộ khẩu:

    hợp đồng điện nước, xin học, mua đất, mua nhà, đăng ký xe cộ, khai

    sinh, khai tử, thành lập doanh nghiệp, kết hôn, ly hôn…

    Mỗi khi chuyển nơi sinh sống, việc hệ trọng nhất là cắt chuyển hộ khẩu.

    Mà không phải ai, lúc nào cũng được đăng ký hộ khẩu. Cuốn sổ hộ khẩu

    đã trở thành rào cản đối với bao người muốn tìm kiếm cơ hội việc làm,

    mưu sinh, lập nghiệp nơi thành phố. Và rồi để có được cuốn sổ hộ khẩu

    họ đành phải quỵ lụy nhờ vả, chấp nhận tiêu cực phí không ít.

    Nhận định về đề xuất xóa bỏ quản lý cư trú bằng sổ hộ khẩu, Luật sư

    Nguyễn Trọng Hiệp, Giám đốc Công ty luật HPVN (Đoàn Luật sư TP.Hà

    Nội) cho rằng: Việc ứng dụng công nghệ điện tử trong quản lý dữ liệu cá

    nhân, dữ liệu quốc gia về dân cư là cần thiết và phù hợp với xu hướng

    hội nhập phát triển công nghệ hiện nay. Bên cạnh đó, cũng cho thấy sự

    thống nhất mục tiêu với Luật Căn cước công dân 2014, ban hành ngày

    20/11/2014.

    Cũng theo Luật sư Hiệp, chúng ta đang ở trong thời kỳ hội nhập phát triển

    và kỷ nguyên công nghệ 4.0, rất nhiều quốc gia đã ứng dụng công nghệ

    số trong quản lý dữ liệu quốc gia, đem lại nhiều lợi ích trong việc dễ dàng

    kết nối, quản lý, kiểm soát thông tin cá nhân. Không chỉ có vậy, việc áp

    dụng công nghệ trong quản lý dân cư sẽ đảm bảo được chức năng quản

    lý của cơ quan nhà nước và đơn giản hóa được thủ tục hành chính. Từ

    đó, cũng hạn chế sự lạm quyền, sách nhiễu trong việc giải quyết các thủ

    tục hành chính, tạo nhiều thuận lợi cho người dân.

    “Việc ứng dụng công nghệ điện tử trong quản lý các thông tin cá nhân sẽ

    làm giảm bớt các thủ tục hành chính cũng như chi phí mà người dân hiện

    nay đang phải chi trả. Tuy nhiên, cần lưu ý đến các biện pháp nhằm bảo

    mật thông tin cá nhân để người dân an tâm hơn” - Luật sư Nguyễn Trọng

    Hiệp nhấn mạnh.

    Đồng quan điểm, Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    cho rằng việc ứng dụng công nghệ điện tử trong quản lý dữ liệu cá nhân,

  • dữ liệu quốc gia về dân cư là cần thiết và phù hợp với xu hướng phát

    triển công nghệ hiện nay.

    Đến thời điểm này, rất nhiều quốc gia đã ứng dụng công nghệ số trong

    quản lý dữ liệu quốc gia, đem lại nhiều lợi ích trong việc dễ dàng kết nối,

    quản lý, kiểm soát thông tin cá nhân.

    Theo luật sư Cường, việc áp dụng công nghệ trong quản lý dân cư vẫn

    đảm bảo được chức năng quản lý của cơ quan nhà nước và đơn giản

    hóa được thủ tục hành chính.

    Không phải các cơ quan quản lý nhà nước không nhìn ra những bất cập

    ấy, nhưng hình như có sự trì trệ trong thay đổi tư duy và cách thức xây

    dựng hạ tầng quản lý xã hội. Công nghệ thông tin, kinh tế số đang đem lại

    những tiện ích không chỉ trong kinh doanh, mà còn thúc đẩy các phương

    thức quản lý nhà nước phải thay đổi toàn diện. Đành rằng sự thay đổi nào

    cũng phải trả giá, nhưng cái giá của lợi ích chung hay những cá nhân vốn

    đang hưởng lợi từ sự “lạc hậu” mang lại cũng là thực tế còn tranh chấp.

    Bởi sẽ khó có thể đong đếm cụ thể những lợi ích khi hộ khẩu “hết thời”

    mà chỉ có thể nói rằng: lợi ích đó là rất lớn. Và đương nhiên, người dân

    sẽ được lợi nhiều nhất khi những quyền cơ bản được triệt để tôn trọng và

    những nhu cầu thiết thân sẽ không còn trải qua những “đoạn trường”.

    Và suy cho cùng, đã đến lúc kết thúc sứ mệnh lịch sử của hộ khẩu!

    Năm 2020 xây dựng xong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

    Trong dự thảo Luật Cư trú, Bộ Công an cũng kiến nghị lựa chọn giải

    pháp thực hiện quản lý dân cư thông qua số định danh cá nhân để

    thay thế hình thức quản lý bằng sổ hộ khẩu và sổ tạm trú là phù hợp

    với yêu cầu thực tiễn.

    Bộ Công an cho biết hiện nay, việc tổ chức triển khai dự án Cơ sở dữ

    liệu quốc gia về dân cư đã đạt nhiều kết quả quan trọng như: hoàn

    thiện khung pháp lý cho việc triển khai dự án; xây dựng hạ tầng

    Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư tại Hà Nội và TP.HCM; tổ chức

    cấp hơn 8 triệu số định danh cá nhân tại 16 tỉnh, thành phố và phối

    hợp với Bộ Tư pháp cấp hơn 900.000 số định danh cá nhân cho trẻ

    em mới sinh tại 18 địa phương...

    Ngoài ra, ngành công an đang lưu trữ, khai thác, sử dụng có hiệu

    quả hệ thống tàng thư chứng minh nhân dân với hơn 60 triệu người

    và hệ thống tàng thư hộ khẩu với hơn 80 triệu nhân khẩu.

  • Bộ Công an đánh giá việc triển khai đồng bộ xây dựng Cơ sở dữ liệu

    quốc gia về dân cư trên toàn quốc theo lộ trình đến năm 2020 là khả

    thi đồng thời có thể tiết kiệm được chi phí và rút ngắn thời gian xây

    dựng cơ sở dữ liệu này.

    Gia Nguyễn

    Nguồn: https://enternews.vn/dien-dan-cai-cach-tthc-da-den-luc-ket-thuc-

    su-menh-lich-su-cua-ho-khau-171363.html

    3. Nền tảng số ‘cứu cánh’ doanh nghiệp trong bối cảnh COVID-19

    Theo nhiều chuyên gia kinh tế, COVID-19 đang gây nhiều khó khăn cho

    toàn xã hội và các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải tái cơ cấu,

    sử dụng công nghệ tăng kết nối với khách hàng để ứng phó.

    Mua sắm qua trang web mua sắm trực tuyến. Ảnh: Minh Tú/TTXVN.

    Ông Nguyễn Kim Hùng, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Quản trị Doanh

    nghiệp nhỏ và vừa (SISME) cho biết: Dịch bệnh COVID-19 đang ảnh

    hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp,

    nhất là du lịch, vận tải, dịch vụ ăn uống...; trong đó, nhiều doanh nghiệp

    đã giảm mạnh doanh số, doanh thu, lợi nhuận giảm xấp xỉ bằng 0. Quý

    I/2020, lần đầu tiên sau nhiều năm, số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị

    trường là 35.000 đơn vị, cao hơn số doanh nghiệp đăng ký thành lập

    mới.

  • Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm để sàng lọc doanh nghiệp chất lượng

    hơn và giúp doanh nghiệp "thay máu", thay đổi cách thức quản lý, kinh

    doanh trong nền tảng chuyển đổi số.

    Theo bà Phạm Thị Thu Hiền, Giám đốc vận hành Công ty CP Tái cấu trúc

    doanh nghiệp Việt, trong bối cảnh dịch COVID-19, doanh nghiệp đã vận

    hành sản xuất kinh doanh trên nền tảng ứng dụng Verco24. Nền tảng đã

    được Việt hóa phù hợp doanh nghiệp Việt Nam với nhiều tiện ích, có thể

    giúp thủ tục hành chính của công ty được thu gọn thông qua phê duyệt

    điện tử, qua đó giảm thiểu chi phí vận hành doanh nghiệp.

    Các nền tảng số được nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng hiện nay

    là Verig Lending hay còn gọi là "chợ vốn điện tử", tạo cơ hội cho các

    doanh nghiệp kết nối nguồn vốn theo cơ chế thị trường và minh bạch hóa

    được dòng tiền, định giá doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các công ty

    trong chuỗi cung ứng có căn cứ để tài trợ vốn theo giải pháp cho vay

    ngang hàng (P2P Lending). "Hiện có khoảng gần 1.000 doanh nghiệp nhỏ

    và vừa sử dụng nền tảng Verco24 và Verig Lending để giao dịch, đạt

    được hiệu quả cao”, ông Nguyễn Kim Hùng nói.

    Từng chia sẻ về nền tảng số, Chủ tịch HĐQT UPGen Vietnam Đỗ Hoài

    Nam cho rằng, về khoa học công nghệ, Việt Nam không thể so với các

    nước trên thế giới, nhưng Việt Nam có thị trường tương đối lớn. Hiện

    nay, bản thân các nền tảng số đã góp một phần quan trọng vào việc tạo

    ra môi trường kinh doanh thuận lợi, đặc biệt là các nền tảng trong cung

    cấp dịch vụ công nghệ như các ứng dụng về bản đồ, các platform thiết kế

    website…

    Trong bối cảnh dịch COVID-19, doanh số bán hàng online của một số

    siêu thị tại Hà Nội ước tính tăng thêm 20%. Nhiều chuyên gia thương

    mại đánh giá, nếu không tồn tại những sàn giao dịch điện tử như: Tiki,

    Lazada hoặc các kênh phân phối online, thì còn nhiều doanh nghiệp sẽ

    phải đóng cửa trên toàn quốc.

    Trước đó, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại

    và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, việc khuyến khích các doanh

    nghiệp tham gia chuyển đổi số thời điểm này sẽ để đẩy nhanh luồng lưu

    thông hàng hoá và dịch vụ trên thị trường. Biện pháp này hiệu quả không

    kém gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỷ đồng hay gói 30.000 tỷ đồng mà Chính

    phủ vừa tung ra.

    Đồng quan điểm, TS. Võ Trí Thành, Nguyên Phó Viện trưởng Viện

    Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, nếu không tham gia

    kinh tế nền tảng số, Việt Nam sẽ đứng ngoài cuộc. Thực tế cho thấy, hiệu

  • quả rất lớn của kinh tế số khi các doanh nghiệp chuyển đổi số thành

    công, năng suất đã tăng thêm khoảng 30%. Song, việc chuyển đổi số đối

    với các doanh nghiệp không hề đơn giản. Theo thống kê, số lượng các

    doanh nghiệp chuyển đổi số thành công chỉ chiếm khoảng 50%.

    Đưa ra một hướng quản lý mới cho các nền tảng số, ông Vũ Tú Thành,

    Phó Giám đốc điều hành khu vực Hội đồng Kinh tế Hoa Kỳ - ASEAN cho

    rằng, các cơ quan quản lý Nhà nước cần quản lý các doanh nghiệp kinh

    doanh trên nền tảng số theo giao dịch. Với số lượng các giao dịch đó sẽ

    tính toán tỷ lệ hưởng lợi của các bên tham gia, từ đó lấy cơ sở để tính

    thuế, phí và quy trách nghiệm cho các bên liên quan dựa trên tỷ lệ phần

    trăm hưởng lợi.

    "Đơn cử như việc kinh doanh của Grab, công ty này đang giữ lại 28%

    doanh thu trên mỗi cuốc chạy xe của người lái xe, người chủ xe được

    hưởng, số còn lại là 72%. Do đó, khi tính thuế, phí hoặc khi xảy ra rủi ro,

    các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ chia trách nghiệm cho chủ doanh

    nghiệp và lái xe dựa trên tỷ lệ phần trăm họ nhận được. Nếu quản lý các

    doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng số theo giao dịch như vậy sẽ đảm

    bảo công bằng giữa các bên tham gia và không phụ thuộc vào vị trí địa lý

    của các doanh nghiệp", ông Vũ Tú Thành dẫn chứng.

    Minh Phương/Báo Tin tức

    Nguồn: https://baotintuc.vn/thi-truong-tai-chinh/nen-tang-so-cuu-canh-

    doanh-nghiep-trong-boi-canh-covid19-20200418162246817.htm

    4. UBTVQH xem xét dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư

    Dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) được Ủy

    ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét, cho ý kiến tại phiên

    họp thứ 44 diễn ra vào sáng 20/4.

    Dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) hiện được

    xây dựng với bố cục gồm 11 chương với 108 điều, quy định về hoạt động

    đầu tư theo phương thức đối tác công tư; hoạt động quản lý Nhà nước;

    quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên

    quan đến hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

    Luật này áp dụng đối với các bên trong hợp đồng đầu tư theo phương

    thức đối tác công tư, cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan, tổ chức, cá

    nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công

    tư.

  • Tại phiên họp, UBTVQH đã tập trung thảo luận về những vấn đề còn có ý

    kiến khác nhau của dự án luật liên quan đến: Các quy định đối với hợp

    đồng xây dựng-chuyển giao (BT); quy mô đầu tư dự án PPP; hoạt động

    kiểm toán Nhà nước trong đầu tư theo phương thức PPP; lĩnh vực đầu tư

    dự án PPP; tính hợp hiến, hợp pháp, sự thống nhất của luật trong hệ

    thống pháp luật nói chung; việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án

    PPP...

    Về lĩnh vực đầu tư dự án PPP (khoản 1 Điều 5), báo cáo giải trình, tiếp

    thu, chỉnh lý dự án Luật Đầu tư theo phương thức PPP, Chủ nhiệm Ủy

    ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã tiếp

    thu, chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng thu hẹp lĩnh vực, chỉ tập trung đầu

    tư PPP ở những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, quan tâm đến các dự án

    lớn có tính liên kết vùng miền, tính lan toả đối với sự phát triển kinh tế - xã

    hội của ngành, địa phương.

    Để phù hợp với thực tiễn, dự thảo Luật quy định nguyên tắc chung, chỉ rõ

    5 nhóm lĩnh vực thể hiện tại Khoản 1 Điều 5 với các lý do lựa chọn các

    lĩnh vực này như trong bản đầy đủ của dự thảo báo cáo giải trình, tiếp

    thu, chỉnh lý dự án Luật. Đồng thời, nhằm bảo đảm tính linh hoạt trong

    triển khai trên thực tế, bổ sung quy định tại Khoản 2 Điều 5 để xử lý tình

    huống phát sinh dự án ngoài lĩnh vực quy định tại Khoản 1 Điều 5 nhưng

    cần thiết, đáp ứng 4 điều kiện và có khả năng thực hiện đầu tư theo

    phương thức PPP, cơ quan có thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ

    cho phép thực hiện đầu tư theo phương thức PPP.

    Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị mở rộng phạm vi với một số lĩnh vực khác,

    đồng thời đề nghị không quy định Khoản 2 Điều 5.

    Về quy mô đầu tư dự án PPP (khoản 3 Điều 5), theo ông Vũ Hồng Thanh,

    sau phiên họp thứ 43 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Luật gửi

    xin ý kiến ĐBQH chuyên trách đề xuất 2 phương án. Cụ thể, phương án

    1: Chính phủ quy định chi tiết quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án

    PPP đối với từng lĩnh vực quy định tại Khoản 1 Điều 5, nhưng không thấp

    hơn 200 tỷ đồng. Quy định này thống nhất với định hướng thu hẹp lĩnh

    vực đầu tư dự án PPP như đã nêu ở trên, xác định quy mô tổng mức đầu

    tư tối thiểu của dự án PPP nhằm bảo đảm có sự tập trung đầu tư lớn vào

    các dự án PPP quan trọng cần khuyến khích, ưu tiên thu hút nguồn lực

    đầu tư từ khu vực tư nhân. Đối với các dự án đầu tư tại vùng sâu, vùng

    xa chủ yếu thực hiện thông qua đầu tư công vì nếu đầu tư qua phương

    thức PPP sẽ không bảo đảm nguồn thu để duy trì việc cung cấp các sản

    phẩm, dịch vụ công cũng như khó thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu

    tư cùng Nhà nước.

  • Phương án 2: Chính phủ quy định chi tiết quy mô tổng mức đầu tư tối

    thiểu của dự án PPP không thấp hơn 100 tỷ đồng đối với từng lĩnh vực

    như đầu tư cơ sở hạ tầng, giáo dục - đào tạo, y tế... hoặc theo địa bàn

    như đô thị, đồng bằng, miền núi, vùng sâu vùng xa. Quy định này nhằm

    phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở những địa bàn khó khăn, có ý nghĩa

    to lớn về mặt xã hội và giúp nhiều đối tượng được thụ hưởng trong khi

    nguồn lực đầu tư công còn hạn hẹp, không đáp ứng nhu cầu.

    Theo báo cáo tổng hợp ý kiến các ĐBQH chuyên trách, có 9 ý kiến nhất

    trí phương án 1, 7 ý kiến nhất trí phương án 2.

    Về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP (Điều 19), sau phiên họp thứ

    43 của UBTVQH, dự thảo Luật gửi xin ý kiến ĐBQH chuyên trách đề xuất

    2 phương án. Phương án 1: Khi tổng mức đầu tư dự án PPP tăng so với

    tổng mức đầu tư đã được quyết định tại bước chủ trương đầu tư dự án

    thì phải thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư vì cho rằng việc tăng tổng

    mức đầu tư sẽ làm thay đổi phương án tài chính cũng như hiệu quả của

    dự án PPP. Khi điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi cũng không được

    phép làm tăng tổng mức đầu tư. Quy định này nhằm quản lý chặt chẽ dự

    án, tránh tình trạng lách luật (cố tình lập dự án với tổng mức đầu tư thấp,

    sau khi được phê duyệt lại điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư), tăng trách

    nhiệm của cơ quan, tổ chức lập, trình dự án PPP và cấp có thẩm quyền

    quyết định chủ trương đầu tư, đồng thời phù hợp với quy định tại Luật

    Đầu tư công.

    Phương án 2: Để hạn chế việc phải điều chỉnh chủ trương đầu tư nhiều

    lần và tránh thủ tục phức tạp, kéo dài, dự thảo Luật quy định trường hợp

    thay đổi tăng tổng mức đầu tư từ 10% trở lên thì mới phải điều chỉnh chủ

    trương đầu tư dự án PPP.

    Theo báo cáo tổng hợp ý kiến các ĐBQH chuyên trách, có 7 ý kiến nhất

    trí phương án 1, 7 ý kiến nhất trí phương án 2.

    Về hoạt động kiểm toán Nhà nước trong đầu tư theo phương thức PPP

    (Điều 86), theo ông Vũ Hồng Thanh, Thường trực Ủy ban Kinh tế thấy

    rằng cơ chế, chính sách pháp luật vừa phải bảo đảm chất lượng dịch vụ

    công nhưng đồng thời phải tạo điều kiện thu hút, huy động tối đa nguồn

    vốn từ khu vực tư nhân đầu tư vào các dự án PPP. Mặt khác, Hiến pháp

    và pháp luật về kiểm toán Nhà nước quy định kiểm toán Nhà nước chỉ

    thực hiện kiểm toán tài chính công, tài sản công.

    Do đó, hướng tiếp thu, sửa đổi, bổ sung quy định về hoạt động kiểm toán

    Nhà nước như sau: (i) Kiểm toán tuân thủ về quá trình chuẩn bị dự án,

    kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án PPP; (ii) kiểm toán việc sử

  • dụng vốn Nhà nước bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư,

    hỗ trợ xây dựng công trình tạm (nếu có) quy định tại Điều 73 của Luật

    này, hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng khi tách thành

    một dự án thành phần quy định tại điểm a khoản 5 Điều 71 của Luật này,

    sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT

    quy định tại khoản 3 Điều 45 của Luật này; (iii) kiểm toán hoạt động để

    đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trên cơ sở các chỉ số đánh giá

    chất lượng sản phẩm, dịch vụ của dự án PPP; (iv) khi chuyển giao cho

    Nhà nước, thực hiện kiểm toán toàn bộ giá trị tài sản của dự án PPP.

    Đề cập đến vấn đề về vốn Nhà nước trong dự án PPP (mục 1 Chương

    VI), ông Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, trong quá trình thảo luận, lấy ý kiến

    về dự án Luật, có ý kiến đề nghị bổ sung chức năng cho Quỹ tích lũy trả

    nợ quy định tại Luật Quản lý nợ công để thực hiện nhiệm vụ xử lý rủi ro

    phần giảm doanh thu thay cho việc sử dụng vốn Nhà nước, tuy nhiên việc

    bổ sung chức năng cho Quỹ tích lũy trả nợ chưa được đánh giá tác động

    chính sách kỹ lưỡng, ngoài ra chưa được Chính phủ thống nhất trình

    Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8.

    Bên cạnh đó, về các quy định đối với hợp đồng BT, ông Vũ Hồng Thanh

    cho biết, Thường trực Uỷ ban Kinh tế đã tiếp thu, sửa đổi, bổ sung quy

    định liên quan đến dự án BT theo phương thức mới theo hướng chặt chẽ

    hơn tại dự thảo Luật, tạo lập cơ sở pháp lý thống nhất để điều chỉnh dự

    án BT nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc phát sinh trong thời

    gian qua, bảo đảm thống nhất với quy định của pháp luật về quản lý, sử

    dụng tài sản công, pháp luật về ngân sách Nhà nước. Đồng thời, kiến

    nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát, kiến nghị sửa đổi,

    bổ sung tại các luật có liên quan nhằm minh bạch hơn nữa trong quản lý,

    bảo đảm xử lý được các vấn đề tiêu cực có thể xảy ra đối với việc triển

    khai thực hiện dự án áp dụng loại hợp đồng BT.

    Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng hợp đồng BT về bản chất không phải là hợp

    đồng PPP, đề nghị không quy định trong dự thảo Luật.

    Phát biểu kết thúc thảo luận về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội

    Phùng Quốc Hiển đề nghị các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các thành

    viên UBTVQH để bổ sung, hoàn thiện dự án Luật cũng như hoàn thiện

    báo cáo giải trình dự án luật để gửi xin ý kiến Thường vụ Quốc hội sau đó

    gửi xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội trước khi trình ra Quốc hội xem

    xét, quyết định.

    Nguyễn Hoàng

  • Nguồn: http://baochinhphu.vn/Thoi-su/UBTVQH-xem-xet-du-an-Luat-Dau-

    tu-theo-phuong-thuc-doi-tac-cong-tu/393490.vgp

    5. Cấm sao chép khi giải quyết thủ tục hành chính điện tử

    Cán bộ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện

    tử không được can thiệp trái phép, làm sai lệch dữ liệu hồ sơ, tiết lộ

    thông tin, sao chép dữ liệu trái thẩm quyền.

    Chính phủ vừa ban hành Nghị định 45/2020 về thực hiện thủ tục hành

    chính (TTHC) trên môi trường điện tử. Nghị định có hiệu lực thi hành từ

    ngày 22-5 tới.

    Theo đó, việc thực hiện TTHC trên môi trường điện tử có giá trị pháp lý

    như các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

    Cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận, giải quyết TTHC trên môi trường

    điện tử (gọi tắt là người tiếp nhận, giải quyết TTHC) không được cản trở

    việc lựa chọn phương thức thực hiện TTHC trên môi trường điện tử của

    tổ chức, cá nhân.

    Ảnh minh họa. Ảnh: VGP

  • Người tiếp nhận, giải quyết TTHC không được yêu cầu tổ chức, cá nhân

    nộp giấy tờ, tài liệu bằng văn bản giấy để xác minh, kiểm tra đối với các

    thành phần hồ sơ đã được ký số và ghi nhận tính pháp lý trong quá trình

    tiếp nhận, giải quyết TTHC.

    Người tiếp nhận, giải quyết TTHC không được can thiệp trái phép vào

    quá trình thực hiện TTHC trên môi trường điện tử gồm: truyền, thu thập,

    xử lý, gửi hoặc thông báo kết quả xử lý hồ sơ, giao dịch thanh toán; can

    thiệp trái phép, làm sai lệch dữ liệu hồ sơ, giao dịch thanh toán, kết quả

    xử lý TTHC; tiết lộ thông tin, sao chép dữ liệu trái thẩm quyền.

    Người tiếp nhận, giải quyết TTHC không được gian lận, mạo nhận, chiếm

    đoạt, sử dụng trái phép danh tính điện tử của tổ chức, cá nhân, cơ quan

    có thẩm quyền.

    Ngoài ra, người tiếp nhận, giải quyết TTHC không được thực hiện các

    hành vị bị cấm khác của pháp luật có liên quan đến hoạt động của cán

    bộ, công chức, viên chức trên môi trường điện tử.

    Dương Dung

    Nguồn: https://plo.vn/phap-luat/cam-sao-chep-khi-giai-quyet-thu-tuc-hanh-

    chinh-dien-tu-906629.html

    6. Thay đổi phương thức quản lý trong cắt giảm các điều kiện kinh doanh Ngay từ đầu năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP

    (Nghị quyết 02) về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ

    yếu để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh

    tranh quốc gia trong năm 2020.

  • Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế

    Trung ương. Ảnh: vietnamplus.vn

    Đây là năm thứ 7 liên tiếp, Chính phủ ban hành Nghị quyết về cắt giảm

    điều kiện kinh doanh, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành

    chính cho doanh nghiệp. Qua 7 năm nỗ lực cải cách cắt giảm các điều

    kiện kinh doanh, nếu xét riêng trong khu vực ASEAN, Việt Nam vẫn chưa

    hoàn thành được mục tiêu lọt vào nhóm 4 nước có môi trường kinh

    doanh tốt nhất.

    Để cùng tìm hiểu rõ hơn về những nỗ lực và các giải pháp cải cách thủ

    tục kinh doanh của các cơ quan trong Chính phủ, phóng viên TTXVN đã

    có cuộc trao đổi với ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên

    cứu quản lý kinh tế Trung ương.

    Qua 7 năm liên tiếp Chính phủ ban hành Nghị định về cải cách thủ tục kinh

    doanh, ông đánh giá như thế nào về các kết quả đạt được?

    Sau 7 năm thực hiện các nghị quyết liên quan đến cắt giảm điều kiện kinh

    doanh, Việt Nam đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Đầu tiên phải khẳng

    định là đã cắt giảm được sự tùy tiện của các bộ ngành trong việc ban

    hành các văn bản chính sách liên quan đến điều kiện kinh doanh.

    Trước đây, các điều kiện kinh doanh có thể nằm cả trong các thông tư, có

    nghĩa là thuộc thẩm quyền ban hành của các bộ, ngành. Thậm chí trước

    đây, một số địa phương cũng có thể ban hành điều kiện kinh doanh.

  • Tuy nhiên, từ năm 2016 trở lại đây, Chính phủ quy định tất cả các điều

    kiện kinh doanh chỉ được quy định trong nghị định, có nghĩa là thuộc thẩm

    quyền của Chính phủ và Quốc hội. Như vậy, Việt Nam đã chấm dứt được

    tình trạng tùy tiện trong việc đưa ra các điều kiện kinh doanh.

    Thứ hai, sau 7 năm, chúng ta đã dần dần cắt bỏ được số lượng các điều

    kiện kinh doanh không hợp lý, không cần thiết. Ví dụ từ năm 2017-2019,

    Việt Nam đã cắt giảm được hàng nghìn các điều kiện kinh doanh. Như

    vậy, chúng ta đã giảm được các yêu cầu bất hợp lý và giảm được gánh

    nặng cho các doanh nghiệp.

    Là thành viên Ban soạn thảo Nghị quyết năm nay, ông có thể chia sẻ về những

    nội dung trọng tâm được đặt ra trong năm nay như thế nào?

    Có thể nói, cách tiếp cận của Nghị quyết 02 năm nay khác năm 2019. Có

    điểm chung là Chính phủ vẫn lấy cách tiếp cận chung của thế giới về cải

    thiện môi trường kinh doanh, lấy thứ tự xếp hạng chung của thế giới là

    trọng tâm và là thước đo cho sự thành công hay thất bại của việc cải cách

    nhưng điểm nhấn năm nay là tập trung ở hai khía cạnh.

    Thứ nhất, Chính phủ tập trung cải cách điều kiện kinh doanh, điều này

    các nước không làm như vậy.

    Thứ hai, năm nay Chính phủ đưa ra các chỉ đạo rất cụ thể trong yêu cầu

    về cắt giảm các điều kiện kinh doanh. Ví dụ yêu cầu Bộ Tài chính sửa đổi

    Nghị định 139/2016/NĐ-CP Quy định về lệ phí môn bài. Điều này khác với

    năm 2019, khi Chính phủ tạo dư địa linh hoạt cho các bộ, ngành cắt giảm

    và thực thi cải cách.

    Thứ ba là Chính phủ nhấn mạnh đến cải cách thực chất về cắt giảm thời

    gian và chi phí cho doanh nghiệp chứ không nhấn mạnh đến thứ hạng cải

    cách để đánh giá về thành công trong cải cách môi trường kinh doanh.

    Thưa ông, Chính phủ đã rất nỗ lực và quyết tâm chỉ đạo cải cách thủ tục kinh

    doanh, còn về phía các bộ, ngành và địa phương thì sao? Theo ông, những

    ngành, lĩnh vực nào chậm cải cách nhất?

    Rất khó để nói cảm quan về bộ ngành nào tích cực hay không tích cực.

    Muốn so sánh, chúng ta chỉ xem lĩnh vực nào còn chậm cải cách thì rõ

    ràng là ngành, bộ đó chưa tích cực. Ví dụ trong những năm qua chỉ số về

    phá sản, giải quyết tranh chấp hợp đồng vẫn còn chậm cải cách, trong khi

    nhiều chỉ số cải cách có tiến bộ.

    Tất nhiên trong 3 tháng thực hiện Nghị quyết 02, đã ghi nhận một số bộ

    ngành rất tích cực trong cắt giảm điều kiện kinh doanh. Cụ thể, Bộ Công

  • Thương đã lần thứ 2 cắt giảm các điều kiện kinh doanh cho thấy sự nỗ

    lực của Bộ này.

    Mặc dù các bộ, ngành đã tích cực vào cuộc nhưng chỉ số khởi sự kinh doanh của

    Việt Nam vẫn rất thấp. Theo ông, chúng ta cần có giải pháp gì để đạt mục tiêu

    nâng chỉ số này lên từ 10 - 15 bậc như Nghị quyết 02 đã đặt ra?

    Như tinh thần của Thủ tướng yêu cầu trong Nghị quyết 02, muốn cải cách

    các thủ tục gia nhập thị trường thì phải cắt giảm các thủ tục không cần

    thiết. Hiện để gia nhập thị trường phải qua 8 thủ tục liên quan và phải mất

    17 ngày với các chi phí không cần thiết. Như vậy, chỉ có cắt giảm các thủ

    tục này mới có thể nâng cao chỉ số về khởi sự doanh nghiệp. Từ đầu

    năm đã có động thái tích cực trong việc cải thiện các chỉ số gia nhập thị

    trường.

    Cụ thể, như Chính phủ đã ban hành Nghị định 22/2020/NĐ-CP về sửa

    đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04

    tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài. Nghị định

    quy định cắt giảm thuế môn bài năm đầu tiên cho doanh nghiệp, điều này

    đã giúp doanh nghiệp tham gia thị trường dễ hơn và giảm chi phí 2 triệu

    đồng cho doanh nghiệp.

    Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang được giao là đầu mối sửa đổi

    Luật Doanh nghiệp; trong đó dự kiến bãi bỏ các thủ tục không cần thiết

    liên quan đến con dấu hay thủ tục khai thuế. Điều này sẽ tạo điều kiện cải

    thiện hơn chỉ số gia nhập thị trường của Việt Nam.

    Hiện có nhiều bộ luật quy định về các điều kiện kinh doanh chung chung tạo ra

    các rào cản cho doanh nghiệp. Vậy xin ông cho biết, đâu là giải pháp cho vấn đề

    này?

    Cách làm hiện nay là đang yêu cầu các bộ, ngành tự rà soát các điều kiện

    kinh doanh của chính mình sau đó lại tự kiến nghị cắt bỏ. Đấy là cách

    quản lý điều kiện kinh doanh theo đầu vào. Cách làm này trong thời gian

    qua cũng đã ghi nhận hiệu quả nhất định tuy nhiên vẫn có giải pháp khác

    có thể hiệu quả hơn.

    Nhìn các điều kiện kinh doanh có thể thấy còn nhiều dư địa để cắt giảm.

    Chính vì vậy, cần phải thay đổi phương thức quản lý theo phương thức

    đầu ra. Nghĩa là là chúng ta cần có bộ phận tham mưu của Chính phủ. Bộ

    phận này rà soát, kiến nghị và có thẩm quyền độc lập kiến nghị bãi bỏ các

    điều kiện kinh doanh.

    Để môi trường kinh doanh Việt Nam lọt vào nhóm 4 nước đứng đầu ASEAN như

    mục tiêu đặt ra, chúng ta cần có các giải pháp hữu hiệu gì, thưa ông?

  • Theo tôi, trong thời gian tới, cần có các biện pháp mới.

    Thứ nhất, cần siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính, tôi nghĩ đây là điều

    quan trọng nhất.

    Thứ hai, cần có sự áp đặt từ trên xuống, vì cải cách đôi khi không tạo ra

    được sự đồng thuận tất cả. Như tôi đề xuất ở trên là cần thành lập đơn vị

    tham mưu cho Chính phủ có đủ thẩm quyền và độc lập về chuyên môn để

    kiến nghị Chính phủ và áp đặt các bộ, ngành thực hiện./.

    Xin cảm ơn ông!

    Quốc Huy (Thực hiện)

    Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/thay-doi-phuong-thuc-quan-ly-trong-

    cat-giam-cac-dieu-kien-kinh-doanh-20200419083023011.htm

    7. Bộ TT&TT nâng cấp 149 dịch vụ công trực tuyến lên mức 4 trong năm 2020

    Theo kế hoạch mới được Bộ TT&TT ban hành, trong năm nay, Bộ sẽ

    thực hiện nâng cấp 149 dịch vụ công trực tuyến từ mức độ 2, 3 lên

    mức 4. Đây là mức cao nhất, được cung cấp hoàn toàn qua mạng.

    Kế hoạch triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 năm 2020 của Bộ

    TT&TT vừa được Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn ký quyết định phê duyệt.

    Bộ TT

  • Kế hoạch hướng tới mục tiêu cung cấp đầy đủ 100% các dịch vụ công

    trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ ở mức độ 4; phấn đấu tỷ

    lệ thủ tục hành chính có phát sinh hồ sơ trực tuyến trên tổng số thủ tục

    hành chính trực tuyến mức độ 3, 4 và tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được

    xử lý trực tuyến hàng năm tăng gấp đôi trong giai đoạn 2020 - 2021. Đạt

    tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến được kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia

    theo lộ trình của Chính phủ giao.

    Một mục tiêu cụ thể của kế hoạch trong năm nay là hoàn thành Cổng dịch

    vụ công trực tuyến của Bộ TT&TT theo hướng tập trung, thống nhất để

    cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ.

    Cùng với đó, Bộ TT&TT cũng sẽ tích hợp 6 dịch vụ công trực tuyến với

    Cổng dịch vụ công quốc gia, đồng thời áp dụng cơ chế đăng nhập một lần

    SSO đồng bộ trạng thái hồ sơ thủ tục hành chính và kết nối hệ thống hỗ

    trợ thanh toán trực tuyến toàn quốc. Trên cơ sở đó, đưa tỷ lệ dịch vụ có

    phát sinh hồ sơ trực tuyến trên tổng số dịch vụ công trực tuyến đạt từ

    50% trở lên, tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến đạt từ

    40% trở lên.

    Cho phép người dân, doanh nghiệp thanh toán phí, lệ phí (nếu có) trực

    tuyến, không dùng tiền mặt, bằng nhiều phương tiện khác nhau khi sử

    dụng dịch vụ công của Bộ TT&TT. Đẩy mạnh phương thức tiếp nhận hồ

    sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công

    ích.

    Đáng chú ý, trong kế hoạch mới ban hành, danh sách 149 dịch vụ công

    trực tuyến mức độ 2, 3 sẽ được nâng cấp lên mức 4 trong năm nay trên

    hệ thống của Bộ và của đơn vị cũng được Bộ TT&TT công bố.

    Trong đó, Vụ Bưu chính có 6 dịch vụ sẽ nâng cấp từ mức 3 lên mức 4,

    với thời hạn hoàn thành là tháng 5/2020; Vụ CNTT có 6 dịch vụ, nâng từ

    mức 2 lên mức 4, thời hạn hoàn thành cũng là tháng 5/2020; Vụ Khoa

    học và Công nghệ có 2 dịch vụ; Cục Báo chí có 15 dịch vụ; Cục Phát

    thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử có 41 dịch vụ; Cục Xuất bản, In

    và Phát hành có 24 dịch vụ; Cục An toàn thông tin và Cục Tần số vô

    tuyến điện mỗi cơ quan đều có 8 dịch vụ; Cục Viễn thông có 32 dịch vụ;

    Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia có 5 dịch vụ; và số dịch vụ công

    trực tuyến sẽ được nâng cấp lên mức 4 trong năm 2020 của Trung tâm

    Internet là 2 dịch vụ.

    Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, trong kế hoạch, Bộ TT&TT đã phân

    công cụ thể các nội dung công việc cho các đơn vị trong Bộ tập trung triển

    khai như: Thống nhất các biểu mẫu, thành phần hồ sơ trong quy trình

  • điện tử giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính; Xây dựng, ban hành quy trình

    nội bộ, quy trình điện tử trong xử lý hồ sơ thủ tục hành chính; chuẩn hóa

    mã tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính theo Nghị định 61 của Chính phủ;

    Xây dựng và nâng cấp Cổng dịch vụ công của Bộ…

    Bộ TT&TT yêu cầu các cơ quan, đơn vị chủ trì cung cấp dịch vụ công trực

    tuyến phải chủ động thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ các nhiệm vụ được

    giao. Xây dựng kế hoạch triển khai của đơn vị, nêu rõ danh mục các dịch

    vụ công trực tuyến mức 4 cần thực hiện, thời gian cụ thể hoàn thành

    trong năm 2020 và các biện pháp để thúc đẩy việc nộp hồ sơ trực tuyến,

    tăng tỷ lệ hồ sơ được giải quyết trực tuyến.

    Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ TT&TT chủ trì cung cấp dịch vụ công trực

    tuyến cũng được yêu cầu phải chủ động trong kết nối, tích hợp hệ thống

    dịch vụ công của đơn vị mình (nếu có) với Cổng dịch vụ công của Bộ,

    Cổng dịch vụ công quốc gia theo hướng dẫn của Trung tâm thông tin.

    Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về chất lượng xử

    lý dịch vụ công trực tuyến (tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến, tỷ lệ hồ sơ nộp

    trực tuyến) đối với các dịch vụ công thuộc thẩm quyền của đơn vị mình.

    Vân Anh

    Nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/thong-tin-truyen-thong/bo-tt-tt-nang-cap-

    149-dich-vu-cong-truc-tuyen-len-muc-4-trong-nam-2020-634431.html

    8. 13 nhóm chính sách của dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) nâng cao hiệu quả quản lý Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội

    nhận định 13 nhóm chính sách của Luật Bảo vệ môi trường (sửa

    đổi) đã được đánh giá tác động trong Báo cáo đánh giá tác động

    chính sách, đáp ứng với thu thế phát triển, nâng cao hiệu lực, hiệu

    quả của công cụ quản lý.

    Tên gọi và phạm vi sửa đổi

    Tại Hội nghị Thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

    Luật Bảo vệ môi trường (BVMT), Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi

    trường (KH,CN&MT) của Quốc hội báo cáo, hồ sơ dự án Luật của Chính

    phủ trình là dự án Luật BVMT (sửa đổi).

    Theo đó, Chính phủ đề nghị mở rộng phạm vi điều chỉnh, sửa đổi toàn

    diện Luật BVMT năm 2014 thay vì Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

    Luật Bảo vệ môi trường như Nghị quyết số 78/2019/QH14 ngày

  • 11/6/2019 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm

    2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.

    Bên cạnh 07 chính sách trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật của Chính

    phủ tại Tờ trình số 48/TTr-CP ngày 25/02/2019, dự án Luật bổ sung 06

    chính sách mới, kèm theo Báo cáo đánh giá tác động của cả 13 chính

    sách.

    Thường trực Ủy ban KH,CN&MT nhận thấy, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ

    sung toàn diện các quy định về hoạt động BVMT; quyền, nghĩa vụ và

    trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong hoạt động

    BVMT; trách nhiệm quản lý nhà nước về BVMT… với rất nhiều nội dung

    quy định chính sách mới theo hướng thay đổi/đổi mới cơ chế, biện pháp,

    công cụ quản lý có tính cách mạng trong hoạt động BVMT cho phù hợp

    hơn với thực tiễn và thông lệ quốc tế, nâng cao hiệu quả quản lý nhà

    nước về BVMT.

    Thường trực Ủy ban KH,CN&MT cho rằng, với những đề xuất sửa đổi, bổ

    sung và phạm vi điều chỉnh như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ thì

    việc đổi tên dự án Luật thành Luật BVMT (sửa đổi) là phù hợp; kính đề

    nghị Ủy ban TVQH xem xét, thống nhất phương án trình Quốc hội dự án

    Luật BVMT sửa đổi.

    Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chủ trì Hội

    nghị Thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

  • Luật Bảo vệ môi trường

    13 nhóm chính sách của dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)

    Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao làm Cơ quan chủ

    trì soạn thảo Luật BVMT sửa đổi. Bộ đã thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên

    tập; tiến hành tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Luật BVMT 2014; rà

    soát các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, cam kết,

    điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia liên quan đến BVMT; nghiên cứu

    kinh nghiệm quản lý môi trường của các nước để học hỏi, tiếp thu.

    Dự thảo Luật đã được lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, Ủy ban

    Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng Thương mại và Công

    nghiệp Việt Nam (VCCI), một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, chuyên

    gia trong và ngoài nước; đăng tải trên các cơ quan truyền thông đại

    chúng.

    Ban soạn thảo cũng đã dịch toàn bộ dự thảo Luật để lấy ý kiến tham vấn

    các tổ chức quốc tế; trực tiếp làm việc với VCCI về dự thảo Luật. Bộ Tư

    pháp đã họp và có Báo cáo thẩm định dự án Luật; Chính phủ đã họp cho

    ý kiến về nội dung của dự án Luật tại phiên họp thường kỳ tháng 02 năm

    2020. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ, Chính phủ

    đã hoàn thiện dự án Luật, trình Quốc hội.

    Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi

    trường bám sát 13 nhóm chính sách đã được đánh giá tác động trong

    Báo cáo đánh giá tác động chính sách, cụ thể:

    Nhóm chính sách về tiêu chí sàng lọc dự án đầu tư: sửa đổi, bổ sung các

    quy định liên quan đến chiến lược BVMT quốc gia, quy hoạch BVMT,

    phân vùng môi trường, đánh giá sơ bộ tác động môi trường làm cơ sở để

    kiểm soát các hoạt động phát triển KT-XH, định hướng, sàng lọc các dự

    án đầu tư phát triển phù hợp với mục tiêu BVMT.

    Cụ thể: (1) Bổ sung nội dung về chiến lược BVMT quốc gia; (2) Chỉnh

    sửa, bổ sung quy định về nội dung chính, sản phẩm của quy hoạch BVMT

    quốc gia, nội dung BVMT trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; (3) Bổ

    sung quy định về phân vùng môi trường làm cơ sở cho quy hoạch BVMT,

    trên cơ sở đảm bảo tính khách quan, phù hợp với điều kiện tự nhiên,

    chấp nhận tính đồng nhất tương đối và hài hòa với phân vùng KT-XH; (4)

    Bổ sung quy định về đánh giá sơ bộ tác động môi trường, trong đó thu

    hẹp hơn đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường theo Luật

    Đầu tư, Luật Đầu tư công vì thực tế các dự án có cấu phần xây dựng mới

    có tác động đến môi trường, bổ sung đối tượng là các dự án đầu tư thuộc

  • thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh; các quy

    định này không làm phát sinh thêm TTHC.

    Nhóm chính sách về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động

    môi trường:

    Về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC): điều chỉnh đối tượng phải

    ĐMC theo hướng không quy định đối với kế hoạch, bổ sung đối tượng là

    các dự án luật, pháp lệnh, chương trình mục tiêu quốc gia có chính sách,

    nội dung liên quan đến BVMT, thu hẹp đối tượng đối với các chiến lược

    (chỉ các chiến lược cấp quốc gia về phát triển ngành, lĩnh vực). Bỏ thủ tục

    thẩm định báo cáo ĐMC mà lồng ghép với quá trình thẩm định, thẩm tra

    dự án luật, pháp lệnh, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chiến

    lược để bảo đảm tính thống nhất, cải cách TTHC.

    Về đánh giá tác động môi trường (ĐTM): đã xác lập lại theo đúng vai trò

    của ĐTM trong giai đoạn chuẩn bị dự án; việc quản lý dự án, cơ sở khi đi

    vào vận hành được thay thế bằng công cụ giấy phép môi trường (GPMT),

    đăng ký môi trường. Quy định rõ dự án đầu tư chỉ phải thực hiện các

    TTHC về môi trường theo một trong bốn trường hợp: (1) Chỉ phải thực

    hiện ĐTM; (2) Phải thực hiện ĐTM và có GPMT; (3) Chỉ phải có GPMT;

    (4) Không phải thực hiện ĐTM và GPMT.

    Bên cạnh đó, dự thảo Luật đã: Thu hẹp đối tượng phải thực hiện ĐTM,

    chỉ bao gồm những dự án đầu tư sử dụng diện tích đất, mặt nước lớn, có

    ảnh hưởng xấu đến môi trường, cảnh quan thiên nhiên quan trọng, hệ

    sinh thái, đa dạng sinh học và những dự án có phát sinh chất thải lớn, có

    nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; danh mục cụ thể giao Chính phủ quy

    định; Bổ sung quy định về điều kiện (cơ sở vật chất, cán bộ chuyên môn)

    đối với các tổ chức thực hiện ĐTM; Giao thẩm quyền thẩm định ĐTM của

    các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (theo phương án 1

    được Chính phủ đề xuất); Thay thế việc phê duyệt báo cáo ĐTM bằng

    phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM; Bãi bỏ thủ tục về xác nhận kế

    hoạch BVMT mà thay bằng công cụ GPMT hoặc đăng ký môi trường; Quy

    định thời gian thẩm định ĐTM để đảm bảo phù hợp với các dự án lớn,

    phức tạp cần tham vấn ý kiến các bên liên quan.

    Nhóm chính sách về giấy phép môi trường, đăng ký môi trường: Để đẩy

    mạnh cải cách TTHC, dự thảo Luật quy định việc tích hợp giấy phép xả

    nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi, các loại giấy phép về môi

    trường hiện hành vào GPMT; quy định sự phối hợp giữa các cơ quan liên

    quan trong quá trình cấp giấy phép. Đối tượng phải có GPMT là các dự

    án, cơ sở có phát sinh nguồn thải với khối lượng lớn, có nguy cơ gây ô

  • nhiễm môi trường trong quá trình vận hành; đối tượng chỉ phát sinh chất

    thải thông thường với khối lượng nhỏ chỉ phải đăng ký môi trường theo

    hình thức đơn giản, trực tuyến; đối tượng quy mô hộ gia đình, cá nhân và

    một số đối tượng khác được miễn GPMT, đăng ký môi trường.

    Quy định nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp GPMT để làm căn cứ

    cấp phép, trong đó dự án không phải thực hiện ĐTM phải đầy đủ, cụ thể

    thông tin hơn so với dự án đã có ĐTM. Quy định thời gian cấp giấy phép

    đảm bảo ngắn hơn tổng thời gian thực hiện các TTHC theo quy định hiện

    hành; thời hạn của giấy phép tối đa là 10 năm để phù hợp với yêu cầu rà

    soát công nghệ xử lý chất thải, rà soát, điều chỉnh quy chuẩn kỹ thuật về

    môi trường và kinh nghiệm quốc tế.

    Nhóm chính sách về quản lý chất thải và công nghệ xử lý chất thải: Bổ

    sung quy định về phân loại CTR tại nguồn; thay đổi phương thức tính chi

    phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) theo

    hướng căn cứ vào việc phân loại. Bổ sung quy định khuyến khích áp

    dụng các công nghệ thân thiện môi trường, công nghệ tốt nhất hiện có

    (BAT), công nghệ xử lý kết hợp với thu hồi năng lượng trong xử lý

    CTRSH; không khuyến khích chôn lấp CTRSH; không cho phép đầu tư

    cơ sở xử lý CTRSH quy mô nhỏ. Quy định cơ chế quản lý linh hoạt đối

    với chủ nguồn thải CTR thông thường phát sinh với khối lượng nhỏ; trách

    nhiệm giảm thiểu, phân loại, thải bỏ chất thải nhựa sử dụng một lần, túi ni

    lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần; trách nhiệm của các cơ

    quan quản lý đối với từng nhóm chất thải. Bên cạnh đó, dự thảo Luật

    cũng đã quy định trách nhiệm đầu tư, lắp đặt thiết bị xử lý nước thải tại

    chỗ đối với hộ gia đình và cơ sở kinh doanh, dịch vụ nhỏ lẻ (khi cải tạo,

    xây dựng mới); bổ sung quy định khuyến khích kiểm toán môi trường tại

    các cơ sở sản xuất.

    Nhóm chính sách về quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trường: Nhằm

    đảm bảo mục tiêu bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường sống và người

    dân Việt Nam phải được hưởng chất lượng môi trường ngang bằng với

    các nước tiên tiến trên thế giới, dự thảo Luật đã đưa ra các quy định cụ

    thể về nhóm quy chuẩn kỹ thuật môi trường, nguyên tắc xây dựng quy

    chuẩn đối với một số nhóm quy chuẩn chủ yếu; đưa ra nguyên tắc áp

    dụng quy chuẩn như: đối với các khu vực không còn khả năng duy trì mục

    tiêu bảo vệ chất lượng môi trường, khu vực không còn khả năng tiếp

    nhận chất thải, khu vực môi trường đang bị ô nhiễm thì chỉ chấp thuận

    tiếp nhận các dự án đầu tư mới không phát sinh nước thải, khí thải hoặc

    có phát sinh nước thải, khí thải đã được xử lý phải thấp hơn hoặc bằng

    quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường; đối với trường hợp chưa có

  • quy chuẩn kỹ thuật môi trường thì phải áp dụng tiêu chuẩn về BVMT của

    một trong các nước thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển G7,

    Hàn Quốc; bổ sung quy định về BAT đã được nhiều quốc gia trên thế giới

    áp dụng.

    Nhóm chính sách về nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước (QLNN) và

    việc phân công, phân cấp thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về

    BVMT: Bổ sung quy định về nguyên tắc tổ chức hệ thống cơ quan QLNN,

    nội dung QLNN về BVMT để bao quát được các hoạt động BVMT; cụ thể

    hóa trách nhiệm QLNN về BVMT của Chính phủ, Bộ TN&MT, đảm bảo vai

    trò thống nhất tham mưu QLNN về BVMT của Bộ TN&MT, trách nhiệm

    tham gia tổ chức thực hiện pháp luật về BVMT của các Bộ, ngành trong

    phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực; quy định rõ vai trò, trách nhiệm

    QLNN về BVMT của UBND các cấp.

    Sửa đổi, bổ sung một số nội dung và trách nhiệm về BVMT trong hoạt

    động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hoạt động khác theo ngành, lĩnh

    vực, bao gồm: khu kinh tế, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung,

    cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, làng nghề; trong

    các hoạt động: nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, y tế, xây dựng, giao

    thông vận tải, nhập khẩu phế liệu,…; BVMT khu đô thị, khu dân cư tập

    trung, nơi công cộng, hộ gia đình, nông thôn.

    Nhóm chính sách về công cụ kinh tế và nguồn lực cho BVMT: Bổ sung,

    hoàn thiện các công cụ kinh tế, chính sách ưu đãi của Nhà nước về

    BVMT, chính sách phát triển ngành kinh tế môi trường và việc huy động

    các nguồn lực cho BVMT. Cụ thể, bổ sung đối tượng chịu thuế là chất thải

    vào thuế BVMT với lộ trình chuyển đổi phù hợp; Quy định cơ chế đặt cọc

    - hoàn trả, trách nhiệm thu gom, tái chế, xử lý của tổ chức, cá nhân sản

    xuất, nhập khẩu một số loại sản phẩm, bao bì; Quy định về thị trường

    phát thải và trao đổi hạn ngạch phát thải; Bổ sung chính sách phát triển

    ngành kinh tế môi trường, trong đó đưa ra quy định về phát triển các mô

    hình tăng trưởng kinh tế bền vững, kinh tế tuần hoàn, phát triển ngành

    công nghiệp môi trường, phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ môi

    trường, đầu tư phát triển vốn tự nhiên; Bổ sung các quy định có tính

    nguyên tắc về tín dụng xanh, trái phiếu xanh, thực hiện đối tác công tư

    trong BVMT để huy động đa dạng các nguồn lực cho BVMT; việc triển

    khai cụ thể được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành;

    Hoàn thiện các quy định về nội dung chi hoạt động sự nghiệp BVMT, chi

    đầu tư phát triển BVMT; Quy định cụ thể về Giải thưởng Môi trường Việt

    Nam. Các công cụ kinh tế được sửa đổi, bổ sung nhằm khuyến khích

  • doanh nghiệp thân thiện môi trường, chỉ gắn trách nhiệm về tài chính đối

    với các đối tượng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

    Nhóm chính sách về quản lý chất lượng môi trường: Quy định các cơ

    chế, chính sách nhằm cải thiện và bảo vệ chất lượng môi trường đất,

    nước, không khí, đặc biệt bổ sung một số giải pháp về BVMT không khí

    như quy định lộ trình loại bỏ các phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi

    trường, thực hiện giải pháp phân luồng giao thông, ưu đãi, hỗ trợ, khuyến

    khích các phương tiện giao thông công cộng và phương tiện giao thông

    cá nhân thân thiện với môi trường, vv.; bổ sung các dự án khai thác tài

    nguyên thiên nhiên và các dự án có khả năng gây suy giảm tài nguyên,

    gây ô nhiễm hoặc làm biến đổi môi trường phải ký quỹ phục hồi môi

    trường. Đặc biệt, đã bổ sung quy định cụ thể về sức khỏe môi trường

    nhằm kiểm soát và phòng ngừa các tác hại của các yếu tố môi trường

    đến sức khỏe con người.

    Nhóm chính sách về quản lý cảnh quan thiên nhiên: Nhằm ngăn chặn

    nguy cơ mất cân bằng các hệ sinh thái, suy giảm giá trị của cảnh quan

    thiên nhiên và đa dạng sinh học do các tác động tiêu cực của quá trình

    phát triển KT-XH, dự thảo Luật đã bổ sung các quy định mới về bảo vệ

    cảnh quan thiên nhiên quan trọng, bồi hoàn đa dạng sinh học, chi trả dịch

    vụ hệ sinh thái, nội dung đánh giá tác động đa dạng sinh học trong ĐTM

    đối với các cảnh quan thiên nhiên quan trọng, quan trắc đa dạng sinh học.

    Nhóm chính sách về ứng phó với biến đổi khí hậu: Quy định cụ thể về nội

    dung thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; quy định về

    thuế các-bon; lồng ghép nội dung ứng phó với BĐKH vào hệ thống quy

    hoạch và trách nhiệm các cơ quan trong ứng phó với BĐKH. Đặc biệt là

    việc bổ sung quy định về hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà

    kính và tín chỉ các-bon trong nước, cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon

    quốc tế để phù hợp và đáp ứng yêu cầu hội nhập theo các điều ước quốc

    tế mà Việt Nam là thành viên.

    Nhóm chính sách về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và bồi

    thường thiệt hại về môi trường: Bổ sung các quy định về phòng ngừa,

    ứng phó sự cố môi trường theo hướng phân định rõ các loại sự cố môi

    trường, gắn với trách nhiệm của các cơ quan liên quan và các biện pháp

    ứng phó phù hợp; vai trò, trách nhiệm của cơ quan QLNN về BVMT trong

    chỉ đạo, tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố; bổ

    sung bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường là

    loại hình bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

    Quy định cụ thể nguyên tắc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về

    môi trường đối với trường hợp từ hai tổ chức, cá nhân trở lên gây ô

  • nhiễm; trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường đối với

    UBND các cấp và Bộ TN&MT.

    Nhóm chính sách về quan trắc, thông tin, CSDL và báo cáo môi

    trường: Đã tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, hoàn thiện quy định về quan trắc

    chất thải tự động, liên tục tại doanh nghiệp để phục vụ giám sát và xử lý

    vi phạm, trong đó tập trung vào các nguồn thải lớn, giám sát thông số cơ

    bản và thông số đặc thù theo tính chất nguồn thải và trình độ phát triển

    công nghệ; quy định trách nhiệm cụ thể của một số bộ, ngành trong quan

    trắc môi trường; trách nhiệm của Bộ TN&MT trong thiết lập và vận hành

    hệ thống quan trắc môi trường, cơ sở dữ liệu môi trường tích hợp trong

    hệ thống thông tin môi trường, phục vụ công tác quản lý môi trường, công

    bố, công khai thông tin, cung cấp dịch vụ công, giải quyết TTHC về môi

    trường. Bổ sung quy định về các chỉ tiêu thống kê quốc gia về môi trường

    nhằm đo lường, đánh giá hoạt động BVMT và thống nhất với hệ thống chỉ

    tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc; hoàn thiện quy định về báo

    cáo công tác BVMT của nhà nước và doanh nghiệp.

    Nhóm chính sách về hội nhập, hợp tác quốc tế về BVMT: Dự thảo Luật đã

    bổ sung nguyên tắc, làm rõ trách nhiệm của nhà nước và tổ chức, cá

    nhân trong hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế về BVMT; trách nhiệm

    giám sát và báo cáo tình hình hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế

    về BVMT; cụ thể hóa việc thực hiện cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu

    và bảo vệ tầng ô-dôn.

    Ngoài ra, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi

    trường cũng sửa đổi, bổ sung một số quy định về thanh tra, kiểm tra và

    xử lý vi phạm trong lĩnh vực BVMT như: quy định rõ trách nhiệm chỉ đạo

    và tổ chức thực hiện công tác thanh tra BVMT; quy định tần suất thanh tra

    để tránh chồng chéo, phiền hà cho doanh nghiệp; cơ chế đặc thù về

    thanh tra, kiểm tra đột xuất BVMT không cần công bố, thông báo trước;

    quy định hoạt động kiểm tra BVMT của lực lượng cảnh sát môi trường để

    tránh chồng chéo như hiện nay; tăng thời hiệu, mức phạt tiền, bổ sung

    biện pháp xử lý hành chính (biện pháp giáo dục, lao động công ích) trong

    xử lý vi phạm về BVMT nhằm bảo đảm tính răn đe đối với cá nhân, tổ

    chức vi phạm và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công cụ quản lý.

    Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/13-nhom-chinh-sach-cua-du-

    thao-luat-bao-ve-moi-truong-sua-doi-nang-cao-hieu-qua-quan-ly-

    303169.html

  • 9. Quận Đống Đa: Đẩy mạnh cải cách để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp

    Trong thời gian qua, quận Đống Đa tiếp tục phát triển kinh tế theo

    đúng định hướng. Qua đó, tạo động lực tăng trưởng cho giai đoạn

    tiếp theo.

    Bình ổn thị trường, kinh tế phát triển ổn định

    Theo số liệu từ Ủy ban nhân dân (UBND) quận Đống Đa, trong quý I,

    quận đã thực hiện tốt việc cung ứng hàng hóa, trong đó chủ động dự trữ

    hàng hóa phục vụ dịp Tết Nguyên đán, kiểm soát, nắm bắt chặt chẽ tình

    hình giá cả và tổ chức tốt hệ thống phân phối không để xảy ra hiện tượng

    thiếu hàng và tăng giá.

    Cùng với đó, quận đã ban hành kế hoạch về triển khai công tác quản lý

    nhà nước về chợ, xử lý giải tỏa nhiều tụ điểm chợ “cóc” trên địa bàn.

    Sau khi chuyển giao công tác quản lý, kinh doanh, khai thác chợ Thái Hà

    từ Công ty cổ phần đầu tư xây dựng dân dụng Hà Nội sang Ban quản lý

    chợ Đống Đa, hiện quận đang tiếp tục nghiên cứu để chuyển giao đơn vị

    quản lý, kinh doanh, khai thác chợ Kim Liên, Ngã Tư Sở theo quy định.

    Giữ ổn định tình hình hoạt động kinh doanh, buôn bán của các tiểu

    thương kinh doanh tại chợ Thổ Quan.

    Lãnh đạo quận Đống Đa cho biết, việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ

    được triển khai công khai, minh bạch, đồng thời tăng cường rà soát quản

    lý đầu tư, phát triển, bảo đảm phát triển ổn định, lâu dài, khai thác chợ có

    hiệu quả sau chuyển đổi.

  • Công tác cải cách hành chính tiếp tục được đẩy mạnh.

    (Ảnh minh họa: H.D)

    Bên cạnh đó, công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh, tiếp nhận và

    giải quyết kịp thời thủ tục hành chính, tỉ lệ hồ sơ nộp trực tuyến của quận

    trên các lĩnh vực Thành phố đã triển khai đạt 100%; mức độ hài lòng của

    người dân tăng cao. Triển khai thực hiện tốt hệ thống một cửa liên thông

    3 cấp và được UBND Thành phố đánh giá tốt.

    Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký kinh doanh, kê

    khai thuế, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Duy trì tỷ lệ

    đăng ký kinh doanh qua mạng hiện nay đạt xấp xỉ 100%, tỷ lệ doanh

    nghiệp kê khai thuế điện tử đạt trên 98%...

    Triển khai giải pháp khống chế dịch và tăng trưởng kinh tế

    Trong thời gian tới, quận Đống Đa sẽ tập trung thực hiện các giải pháp về

    thu chi ngân sách Nhà nước; khai thác các nguồn thu, đẩy mạnh công tác

    kiểm tra chống thất thu thuế, tích cực đôn đốc thu nộp ngân sách, thu hồi

    nợ đọng thuế.

    Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, kịp thời tháo gỡ khó khăn,

    vướng mắc, tạo điều kiện doanh nghiệp, hộ kinh doanh phát triển. Thực

    hiện các biện pháp quản lý giá, niêm yết giá hàng hóa tăng cường kiểm

  • tra quản lý chất lượng hàng hóa; xử lý kịp thời các trường hợp gian lận

    thương mại.

    Tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp chuyển hộ kinh doanh thành

    doanh nghiệp theo chỉ đạo của Thành phố; triển khai hiệu quả dự toán

    ngân sách Nhà nước quận năm 2020. Đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh

    tiến độ thi công, giải ngân thanh toán.

    UBND quận sẽ đánh giá tác động ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 tới

    tăng trưởng của quận theo các kịch bản của Thành phố đề ra. Xây dựng

    kế hoạch thực hiện các giải pháp nhằm khống chế dịch, tiếp tục tăng

    trưởng đảm bảo công tác thu ngân sách. Khai thác các nguồn thu, đẩy

    mạnh công tác kiểm tra chống thất thu thuế, tích cực đôn đốc thu nộp

    ngân sách, thu hồi nợ đọng thuế.

    Thu Trang

    Nguồn: http://laodongthudo.vn/quan-dong-da-day-manh-cai-cach-de-thuc-

    day-phat-trien-doanh-nghiep-106942.html

    10. Dịch vụ công trực tuyến “thử lửa” qua đại dịch Covid-19

    Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang gây nhiều hệ lụy, việc vận hành

    cổng dịch vụ công quốc gia cho thấy tính ưu việt của giao dịch trực

    tuyến.

    Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, UBND TPHCM đã chỉ đạo

    các sở, ngành, quận, huyện trên địa bàn tăng cường sử dụng dịch vụ

    công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.

    Việc đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công trực tuyến không chỉ đáp ứng yêu

    cầu trong thời điểm phòng chống dịch Covid-19 mà còn mang lại nhiều lợi

    ích như minh bạch, công khai trong giải quyết thủ tục hành chính, giảm tải

    lượng giấy phải sử dụng làm hồ sơ, tiết kiệm chi phí lưu trữ.

  • Giao diện Cổng dịch vụ công trực tuyến Bộ LĐ-TBXH.

    Ông Lê Văn Thinh - Chủ tịch UBND quận Bình Tân, TPHCM cho biết, cán

    bộ tại quận Bình Tân đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động

    người dân sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.

    Hiện tại, quận đã triển khai 61 dịch vụ trực tuyến công cấp độ 3 và 13

    dịch vụ trực tuyến công cấp độ 4. Không chỉ người dân mà các chuyên

    gia và cán bộ TPHCM cũng đánh giá cao hiệu quả phòng chống dịch và

    sử dụng hình thức làm việc trực tuyến.

    Thực hiện Chỉ thị số 16 ngày 31/3 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện

    các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19, Bộ trưởng, Chủ

    nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã có văn bản đề nghị các

    bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,

    các thành viên Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ

    tướng Chính phủ, tập trung ứng dụng công nghệ thông tin để phát huy tối

    đa lợi thế từ các hệ thống Thông tin Chính phủ điện tử do Văn phòng

    Chính phủ và các bộ ngành, cơ quan địa phương triển khai thời gian qua.

    Đề nghị của Văn phòng Chính phủ nhằm mục đích hạn chế tối đa nguy cơ

    lây nhiễm, bảo đảm hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước và

    đáp ứng nhu cầu cấp thiết liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh

    của doanh nghiệp và đời sống người dân.

    Sau gần 4 tháng đi vào hoạt động, đến nay đã có 226 dịch vụ công trực

    tuyến mức độ 3, mức độ 4 được cung cấp trên cổng với hơn 100.000 tài

  • khoản đăng ký; 4,3 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái và 27,5 triệu lượt truy

    cập tìm hiểu thông tin dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

    Sau 1 năm hoạt động trên trục liên thông văn bản quốc gia đã có hơn 1,6

    triệu văn bản điện tử được gửi nhận giữa Văn phòng Chính phủ với các

    bộ, ngành, địa phương giúp thay đổi phương thức làm việc, giảm thiểu

    văn bản giấy, tiết kiệm chi phí và thúc đẩy việc xử lý hồ sơ công việc trên

    môi trường mạng.

    Căn cứ vào tình hình thực tiễn, các bộ, ngành địa phương bố trí nhân lực

    hợp lý tại bộ phận một cửa các cấp và các điều kiện cần thiết cho việc

    phòng chống lây nhiễm để phục vụ hiệu quả, thuận lợi với các trường

    hợp tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp.

    Văn phòng Chính phủ cũng đề nghị các bộ, ngành địa phương thực hiện

    triệt để việc gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý hồ sơ công việc trên môi

    trường mạng theo các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính

    phủ. Tổ chức họp và làm việc trực tuyến, các bộ, ngành phối hợp với Văn

    phòng Chính phủ mở rộng phạm vi triển khai hệ thống thông tin phục vụ

    họp và xử lý công việc của Chính phủ tới điểm cầu của các bộ, các

    ngành.

    Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định,

    trong bối cảnh dịch Covid-19 đang hoành hành gây nhiều hệ lụy, việc vận

    hành cổng dịch vụ công quốc gia một lần nữa cho thấy tính ưu việt của

    giao dịch trực tuyến.

    “Cổng dịch vụ công mang lại lợi ích rất lớn, giúp chúng ta tiết kiệm chi phí

    cho người dân, doanh nghiệp về thời gian, tiền bạc”- Bộ trưởng Mai Tiến

    Dũng nhấn mạnh.

    Để tránh tập trung đông người, tạo thuận lợi tối đa cho người dân và các

    tổ chức doanh nghiệp đến tổ chức công việc, hệ thống Tòa án Nhân dân

    trên cả nước đã tạm dừng nhận đơn thư tố tụng, khởi kiện, xét xử, tiếp

    công dân tại trụ sở. Bưu điện Việt Nam sẽ đảm nhiệm việc chuyển phát

    các giấy tờ này về đúng tòa án các cấp mà người dân yêu cầu.

    Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao đã chuyển giao nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ và

    chuyển phát kết quả đến tận tay người dân yêu cầu qua bưu điện. Dịch

    vụ nộp phạt vi phạm giao thông trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia đã

    được triển khai tại các địa phương như Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ

    Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Thuận.

  • GS.TSKH Đặng Hùng Võ cho rằng, sử dụng dịch vụ công trực tuyến

    chính là giải pháp g


Recommended