+ All Categories
Home > Documents > 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... ·...

11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... ·...

Date post: 03-Mar-2020
Category:
Upload: others
View: 0 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
64
Lòng Chúa Thương Xót – 11/2015 1 Đi ̣ a chi ̉ : 289 Hai Bà Trưng, P8, Q3, TPHCM Email : [email protected] Website : longchuathuongxot.vn ĐT: 38.290.093 Con hãy nói cho các linh hồn đừng dựng trong tâm hồn họ những vật cản cho Lòng Thương Xót của Ta đang rất muốn hoạt động trong họ. (NK 1577) (NK 6(Lưu hành nội bộ) 11/2015
Transcript
Page 1: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xot – 11/2015

1

Đi a chi : 289 Hai Ba Trưng, P8, Q3, TPHCM

Email : [email protected]

Website : longchuathuongxot.vn

ĐT: 38.290.093

Con hãy nói cho các linh hồn đừng dựng trong tâm hồn họ những vật cản cho Lòng Thương Xót của Ta đang rất muốn hoạt động trong họ.

(NK 1577)

(NK 6(Lưu hanh nôi bô)

11/2015

000000

000000

000000

000000

00oo00

0

Page 2: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xót – 11/2015

2

LÁ THƯ LINH HƯỚNG

LM GB. VÕ VĂN ÁNH

I. GIÁO HUẤN CỦA GIÁO HỘI VỀ VIỆC THỜ CÚNG TỔ TIÊN

Ngày 8/12/1939 Thánh Bộ Truyền giáo đã ban huấn vụ Plane compertum est cho Giáo hội Trung Quốc mà một thời gian sau, được áp dụng cho Giáo hội Việt Nam. Nội dung huấn dụ như sau:

1. Được lập bàn thờ cúng tổ tiên, nhưng phải đặt dưới bàn thờ Chúa. Và trên bàn thờ ấy

không bày biện những gì mê tín như hồn bạch.

2. Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và vái lạy trước bàn thờ tổ tiên là việc được phép làm.

3. Ngày giỗ, ngày kỵ được cúng giỗ, theo phong tục địa phương, nhưng nên tránh những gì mê tín dị đoan như đốt vàng mã,… nên giảm thiểu các lễ vật, được dâng hoa đèn và mâm ngũ quả.

4. Trong hôn lễ, dâu rể được làm lễ gia tiên, xá lạy trước bàn thờ tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính và trình diện với ông bà.

5. Trong tang lễ, được vái lạy trước thi hài người quá cố, đốt nhang vái lạy theo phong tục địa phương, để tỏ lòng cung kính người đã khuất, cũng như được xông hương, nghiêng mình trước thi hài người quá cố.

6. Được tham dự lễ tôn kính các anh hùng dân tộc để tỏ lòng cung kính biết ơn các Ngài có công với dân tộc.

Tóm lại: Người Công giáo có bàn thờ tổ tiên để thờ cúng cha mẹ, ông bà tiên nhân mỗi ngày, mà còn có một tháng 11 để kính nhớ và cầu nguyện cách riêng cho người thân quá cố.

Page 3: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xot – 11/2015

3

II. NHỮNG PHƯƠNG THẾ CỨU GIÚP CÁC LINH HỒN NGƯỜI THÂN QÚA CỐ

1. Công đồng Lyon năm 1274 và Công đồng Florence năm 1439 đã dạy rằng: “Để làm giảm bớt các hình phạt các linh hồn phải chịu trong luyện ngục: Lời cầu nguyện, việc làm phúc bố thí, và các việc lành

khác mà giáo dân quen làm như Giáo hội dạy, nhất là Thánh lễ Misa, có thể giảm bớt hình khổ cho các linh hồn nơi Luyện ngục” (D 464, 693).

2. Chúng ta nên dâng các việc lành phúc đức: như đọc kinh, lần chuỗi Mân Côi, ăn chay hãm mình, bố thí, nhường đại xá, nhất là xin lễ, dâng lễ để cầu nguyện cho các linh hồn quá cố.

3. Mầu nhiệm các Thánh Thông công dạy: “Tất cả các tín hữu còn sống hay đã qua đời, đã lên Thiên đàng hay còn trong Luyện ngục đều được chia sẻ công nghiệp cho nhau”. Muốn cho các việc chúng ta làm sinh ích cho các linh hồn, theo ý kiến của Thánh Tôma Aquinô, cần 3 điều sau đây:

a) Phải có ý nhường các công phúc mình làm cho các linh hồn nào đó, hoặc cho các các đẳng mồ côi. Nếu không nhường, thì các công phúc mình làm thuộc về người làm.

b) Phải làm việc có tính cách đền tội.

c) Phải làm khi có ơn nghĩa với Chúa, tức là sạch tội trọng. Khác với Thánh lễ Misa, dù người dự lễ hay người xin lễ mà không có ơn nghĩa Chúa, Thánh lễ vẫn phát sinh công hiệu cho các linh hồn.

Kết: Truyện kể rằng một người cha đang khi hấp hối, đã căn dặn các con, sau khi cha qua đời, các con hãy nhớ cầu nguyện cho cha. Các con hiếu thảo đã làm ngay. Nhưng sau 33 năm, người cha hiện ra nói với các con. Các việc làm phúc đức không sinh ích gì cho cha vì các con làm khi các con còn mắc tội trọng! Sau đó các con thực lòng ăn năn chừa tội và đã cứu giúp được cha mình.

Page 4: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xót – 11/2015

4

CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN, NĂM B LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ

LM Anphong Trần Đức Phương

Tháng 11 là tháng cuối cùng trong Niên Lịch Phụng Vụ, tượng trưng cho cuối đời của con người. Vì thế, Giáo Hội dành tháng 11 để hướng tâm trí chúng ta về đời sau và tưởng nhớ đến những vị đã qua đời. “Sinh Ký Tử Quy!”, “Sống Gởi Thác Về!” “Về với Chúa là Cha chúng ta nơi quê hương thật Nước Trời”.

Trong số các vị đã qua đời, có những vị đã được thưởng công trên Nước Chúa, được hưởng hào quang Thiên Quốc, và là các Thánh mà Giáo Hội kính chung vào ngày 1/11 hàng năm. Có những vị còn đang trong Luyện Ngục để đền tội và được thanh luyện để trở nên thánh thiện xứng đáng được hưởng Thánh Nhan Chúa, là Đấng hoàn toàn thánh thiện. Giáo Hội cầu nguyện chung cho các vị đó vào ngày 02/11 (Lễ Các Linh

Hồn) và suốt tháng 11 (Tháng Các Linh Hồn), dù chúng ta vẫn nhớ cầu cho các linh hốn ấy trong kinh, lễ hàng ngày.

Tất cả các vị đã được lên Thiên Đàng đều là Thánh. Tuy nhiên, có những vị có đời sống đặc biệt, Giáo Hội lập Lễ kính nhớ riêng, để chúng ta cầu nguyện với các Ngài và noi gương đời sống thánh thiện của các Ngài, như Lễ Thánh Phanxicô Khó

Nghèo, Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Thánh Nữ Têrêsa Avila mà chúng ta mừng trong tháng 10 vừa qua.

Trong Lễ Các Thánh, Bài Đọc I (Sách Khải Huyền 7: 2-4, 9-140) cho chúng ta thấy “các Ngài thật đông đảo, không thể nào đếm nổi… Các ngài thuộc mọi dân tộc, mọi chi họ, mọi nước và ngôn ngữ…” Các Ngài là những vị Thánh Tông Đồ, các Ngài là

Page 5: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xot – 11/2015

5

những vị đã sống đời sống tu sĩ độc thân, các Ngài cũng là những giáo dân đã sống thánh thiện trong đời sống gia đình.

Theo Bài Phúc Âm (Matthêu 5: 1-12) nói về ‘Tám Mối Phúc Thật’, thì các Thánh là những vị đã có tinh thần khó nghèo, khiêm tốn, hiền lành, nhẫn nhục trong đau khổ, luôn sống công chính, có lòng thương yêu giúp đỡ mọi người, sống đời sống thanh khiết trong bậc tu trì hay đời sống gia đình. Các Ngài luôn sống hòa hợp với mọi người để xây dựng hòa bình. Các Ngài cũng là những vị đã sẵn sàng hiến mạng sống mình để làm chứng cho công bằng xã hội, cho đức tin nơi Chúa. Các Ngài đã sống xứng đáng là con cái của Thiên Chúa là Cha. Các Ngài đã đặt niềm hy vọng nơi Chúa, và luôn lo thánh hóa bản thân để nên giống Chúa là Đấng Cực Thánh (Bài Đọc II: 1 Gioan 3: 1-8).

Trong suốt năm Phụng vụ và đặc biệt trong Tháng 11, Giáo Hội khuyến khích chúng ta năng suy gẫm đời sống tốt lành của các Thánh, và quyết tâm noi gương các Ngài, từ bỏ tội lỗi, từ bỏ đời sống ham mê lạc thú thế gian, và cầu nguyện xin Chúa giúp chúng ta nên thánh thiện trong việc chu toàn bổn phận hàng ngày và vâng theo Thánh ý Chúa trong mọi sự.

Trong số các vị thánh, có những vị lúc đầu đã sống như những “đứa con hoang đàng’ theo đam mê thế tục, nhưng rồi nhờ ơn Chúa giúp, đã ‘quyết tâm sám hối trở về’ và thay đổi hẳn đời sống, như Thánh Augustinô (354-430), Phanxicô Assissi (1181-1226), Thánh Têrêsa Avila (1515-1582, Camillus Lellis (1550-1614), Cha Charles de Foucauld (1858-1916) v.v…

Tất cả là nhờ ơn Chúa, nhưng chính chúng ta phải có “quyết tâm cải sửa và trở về!”

Việc đọc và suy gẫm đời sống các Thánh cũng giúp chúng ta cải thiện đời sống, như Thánh Ignatius Loyola (1491-1556), vị sáng lập Dòng Tên, trong thời gian bị đau ốm, đã đọc sách “Hạnh Các Thánh” và nhờ đó mà nhìn ra được con đường các Thánh đã đi, rồi Ngài “quyết tâm trở về”, quyết tâm sửa đổi đời sống, dâng hiến cả cuộc đời để phục vụ Chúa và Giáo Hội.

Trong tinh thần kính nhớ các vị đã qua đời, trong Tháng 11 này, chúng ta hãy dâng nhiều Thánh Lễ, dâng các hy sinh, hãm mình, các kinh nguyện, nhất là lần chuỗi Mân Côi, viếng nghĩa trang để cầu cho các Linh Hồn nơi luyện tội được sớm về hưởng Nhan Thánh Chúa là Cha chúng ta, cùng với Mẹ Maria và các Thánh.

Page 6: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xót – 11/2015

6

CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN, NĂM B

HÌNH THỨC VÀ TÂM TÌNH

Trong bài Tin Mừng hôm nay, ta thấy 2 mẫu người:

. Mẫu thứ nhất là các luật sĩ: bề ngoài họ rất đạo đức nhưng thực ra bên trong chẳng đạo đức chút nào.

. Mẫu người thứ hai là người đàn bà goá: bề ngoài bà rất nghèo nàn, hèn hạ nhưng tâm hồn bà rất cao quý.

Như thế, bài Tin Mừng đặt ra vấn đề Hình thức và Tâm tình. Đó là 2 mặt của 1 thái độ. Nhưng mặt nào trọng hơn? Theo cách đánh giá của Chúa Giêsu thì mặt Tâm tình trọng hơn mặt Hình thức.

Cách đánh giá của Chúa Giêsu thật là đúng: bởi vì nếu có hình thức mà không có tâm tình thì cũng giống như có một cái đèn mà không có dầu không có điện, giống như có một chiếc xe gắn máy mà không có xăng, giống như có một cái xác mà không có hồn... tất cả sẽ vô ích, vô dụng.

. Một người giáo dân đeo ảnh Thánh Giá thật đẹp, ngày nào cũng dự lễ rước lễ... nhưng trong lòng không mến Chúa không yêu người... thì cũng đáng xếp vào loại giả hình như bọn luật sĩ trong Tin Mừng mà thôi.

. Một công nhân viên giỏi nhất phát biểu hùng biện, giỏi viết những bản báo cáo thành tích nghe rất kêu... nhưng làm việc thì lờ đờ, biếng nhác... thì chẳng ích lợi gì

cho việc phát triển xã hội.

Cho nên cái tâm tình, cái thực chất, cái bên trong thì quan trọng và quý giá hơn cái hình thức, cái dáng vẻ bề ngoài. Trong việc sống đạo cũng vậy: đọc kinh, dự lễ... không quý giá, không quan trọng bằng tâm tình mến Chúa yêu người.

Nhưng từ nhận định rất đúng đắn, rất căn bản trên, có nhiều người đi đến chủ trương bất cần hình thức. Họ bảo rằng: "Đạo Tại

Page 7: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xot – 11/2015

7

Tâm": sống đạo cốt là ở tâm hồn, chẳng cần đọc kinh, dự lễ, xưng tội gì hết.

. Một ông nọ, nhà ở sát bên nhà thờ nhưng không bao giờ đến nhà thờ. Ông bảo "Tôi thờ Chúa trong lòng".

. Một cặp vợ chồng kia tuy đều có đạo nhưng cưới nhau chẳng có phép hôn phối chi hết. Họ bảo "Chẳng cần đến hình thức bên ngoài".

Có lẽ đôi khi chúng ta cũng có những ý nghĩ tương tự. Bây giờ xin đặt ra một số trường hợp để chúng ta cùng suy nghĩ xem sao:

. Trường hợp thứ nhất là chuyện làm đẹp, chưng diện: quần áo cốt yếu chỉ là để che thân, mặt mày tóc tai cốt yếu chỉ là đủ sạch sẽ thôi. Nhưng chúng ta đâu chỉ muốn cái cốt yếu đó, mà còn muốn sao cho đẹp, cho đúng thời trang nữa. Vì thế chúng ta chọn lựa màu áo, kiểu quần, kiểu tóc... đó là chưa kể đến son phấn, sơn móng tay móng chân nữa... Như thế có phải là chúng ta bất cần hình thức bên ngoài không?

. Trường hợp thứ hai là chuyện tình yêu: Nếu thực sự yêu nhau chỉ cốt yêu trong lòng là đủ thì cần gì người ta phải hẹn nhau đi chơi, cần gì phải viết thư cho nhau, cần gì phải tặng quà cho nhau, cần gì phải âu yếm nhau?

2 trường hợp như thế đủ cho chúng ta thấy rằng tuy hình thức không quan trọng bằng tâm tình, nhưng nó cũng rất cần. Chính Hình Thức biểu lộ Tâm Tình và nuôi dưỡng tâm tình. Những lời nói, những nụ cười biểu lộ cho người ta biết rằng mình yêu thương người ta, và cũng những lời nói nụ cười đó làm cho tình yêu giữa 2 người ngày càng lớn lên, thắm thiết hơn. Không có hình thức thì tâm tình sẽ dần dần héo khô, chết dần mòn đi.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu mặc dù coi trọng tâm tình hơn hình thức nhưng cũng không chủ trương bất cần Hình Thức. Vì thế, bà goá trong Tin Mừng này không phải chỉ có lòng đạo đức bên trong, bà còn biểu lộ lòng đạo đức ấy qua cử chỉ dâng cúng đồng tiền nhỏ mọn của bà trong hòm tiền.

Ngày nay không ít người chủ trương "Đạo Tại Tâm" và coi thường những hình thức đạo đức như đọc kinh cầu nguyện, dự lễ, dự các Bí tích... Những suy nghĩ như vậy chỉ là ngụy biện: ngụy biện của những kẻ ghét đạo và muốn phá đạo; ngụy biện của những người có đạo nhưng lười biếng thi hành những bổn phận đạo đức. Chúng ta đừng để thứ ngụy biện ấy ám ảnh tâm trí chúng ta và làm hại lòng đạo đức của chúng ta.

Page 8: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xót – 11/2015

8

CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN, NĂM B

KÍNH TRỌNG THỂ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

NGÀY CUỐI CÙNG - NGÀY CHÚA ĐẾN

- Bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay là một trong những đoạn Thánh Kinh khó hiểu nhất. Nó thuộc văn thể Khải Huyền, là một loại văn thể bóng gió, nghĩa là không nói thẳng ý tưởng ra, nhưng diễn tả ý tưởng một cách gián tiếp qua trung gian những hình ảnh. Những hình ảnh này không quan trọng vì chỉ là phương tiện diễn tả, cái quan trọng chính là ý tưởng mà những hình ảnh ấy muốn diễn tả. Vậy ý tưởng chính của bài Tin Mừng này là gì? Thưa là nói về ngày cùng tận.

Bài Tin Mừng mô tả "Khi ấy mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng, các ngôi sao từ trời sa xuống và các tinh tú bầu trời bị lay chuyển". Những hình ảnh ấy khiến cho nhiều người cho rằng ngày ấy sẽ là một ngày khủng khiếp. Có người còn

tô vẽ thêm rằng ngày đó sẽ có nắng lửa mưa dầu. Có người khác lại giải nghĩa rõ hơn nữa, rằng mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao rung chuyển và nắng lửa mưa dầu ấy là hậu quả của một cuộc chiến tranh nguyên tử; rằng thế giới này sẽ bị tận diệt bằng một cuộc chiến tranh nguyên tử. Thế nhưng đây chỉ là văn thể Khải Huyền, trong đó

những hình ảnh không quan trọng vì chúng chỉ là phương tiện để diễn tả một ý tưởng. Thực ra ngay cả những hình ảnh được dùng trong bài Tin Mừng này cũng không phải là do chính Chúa Giêsu đưa ra, mà Chúa chỉ lấy lại những hình ảnh mà các tiên tri quen dùng để nói về ngày cùng tận. Mà theo các tiên tri thì

Page 9: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xot – 11/2015

9

những hình ảnh trên mang một ý nghĩa rõ ràng. Ý nghĩa đó là gì? Đây ta hãy nghe một đoạn trong sách tiên tri Isaia: Ngày ấy sẽ không cần mặt trời soi sáng ban ngày, cũng không cần mặt trăng soi sáng ban đêm, cũng không cần ánh sáng của các ngôi sao hoặc ánh sáng của đèn đuốc, vì chính Chúa Cứu Thế sẽ là Ánh Sáng soi chiếu khắp nơi. Nghĩa là các tiên tri và cả Đức Giêsu đều không quan tâm ngày cùng tận ấy sẽ xảy ra như thế nào, chỉ quan tâm đến sự kiện quan trọng nhất trong ngày ấy, đó là Chúa sẽ đến. Tới ngày cùng tận thì Chúa sẽ đến. Ngày Chúa đến có thể là một ngày khủng khiếp đối với những kẻ tội lỗi, mà cũng là một ngày hân hoan vui mừng cho những người công chính.

Ngày cùng tận ấy sẽ đến lúc nào? Không ai biết. "Còn về ngày hay giờ đó thì dù các thiên sứ trên trời, hay cả Chúa Con đi nữa cũng không ai biết được, trừ một mình Chúa Cha mà thôi". Nó sẽ diễn ra như thế nào? cũng chẳng ai biết trước được. Chỉ biết chắc là ngày đó Chúa sẽ đến. Chúa sẽ đến với mọi người để kiểm điểm đời sống mỗi người, để đánh giá xem mỗi người đã sử dụng thời gian Chúa ban như thế nào.

Người ta thường ví cuộc đời như một chuyến đi, thời gian như một con đường, và con người

như một kẻ lữ hành. Người lữ hành thực hiện chuyến đi cuộc đời trên con đường thời gian. Và cũng như con đường phải dẫn đến một đích điểm, thì người lữ hành phải biết tận dụng thời gian để nhanh chân tiến bước đến đích điểm ấy. Không thể là một người lữ khách lang thang, cứ vô tình bước những bước vô định, không biết đã đi qua đâu mà cũng chẳng biết sẽ đi về đâu.

Hết một năm là hết một đoạn đường. Giáo Hội muốn chúng ta tạm dừng chân lại để kiểm điểm cuộc hành trình của mình.

. Đối với bản thân: con người chúng ta có trở nên tốt hơn không.

. Đối với tha nhân: liên hệ giữa chúng ta có công bình hơn, bác ái hơn?

. Đối với Chúa: sau một năm chúng ta có đến gần Chúa hơn không? Có thuộc về Chúa, gắn bó với Chúa nhiều hơn không? Đức tin của chúng ta có vững vàng hơn không? Đức cậy chúng ta có chắc chắn hơn không? và đức mến của chúng ta có nồng nàn hơn không?

Chúng ta hãy suy nghĩ về những điểm trên, để nếu cần thì điểu chỉnh lại cho cuộc hành trình của mình được vững bước hơn. Có như vậy mới có thể sẵn sàng và vui mừng hân hoan đón Chúa khi Ngài đến.

Page 10: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xót – 11/2015

10

CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN, NĂM B

LỄ CHÚA GIÊSU KITÔ VUA

Trong số những tước hiệu mà ta có thể gọi Đức Giêsu, có lẽ tước hiệu "vua" là không xứng hợp nhất.

Khi nói tới "vua" là ta nghĩ đến ngai vàng, vương miện, hoàng cung, quyền lực, kẻ hầu người hạ, quan quân, vũ khí v.v. Thế mà khi nhìn vào Đức Giêsu ta chẳng thấy có gì cả. Ngược lại, ta chỉ thấy Ngài lang thang trên những nẻo đường bụi bậm xứ Palestine, với một nhúm môn đệ ít ỏi, vây quanh là những người nghèo nàn, tật bệnh, tội lỗi và những người bị xã hội loại trừ.

Tuy nhiên, nhìn trên bình diện siêu nhiên thì Đức Giêsu đúng thật là vua. Ngài là vua và là Vua trên tất cả các vua, bởi vì Ngài là Thiên Chúa, Đấng thống trị vũ trụ.

Ngay cả trên bình diện tự nhiên, Đức Giêsu cũng xứng đáng là Vua, Vua của mọi người: Ngài là con người tuyệt vời nhất với đầy đủ những đức tính hoàn hảo

nhất. Ngài đến với ai là vận mạng của người đó được thay đổi thành tốt hơn. Có những người tưởng rằng mình là người lớn bằng cách khiến cho mọi người cảm thấy nhỏ trước mặt mình. Nhưng người lớn đích thực là người làm cho ai nấy đều cảm thấy lớn lên. Theo nghĩa này, Đức Giêsu đích thực là Vua.

Vương quyền của Chúa Kitô không

xây dựng trên sức mạnh, không củng cố bằng bạo lực theo kiểu các nước trần gian. Bởi thế Chúa Giêsu đã nói: "Nước Tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước Tôi thuộc về thế gian này, thì thuộc hạ của Tôi đã chiến đấu không để Tôi bị bắt như thế này". Nói cách khác, vương quyền của Chúa xây dựng trên sự thật, như Lời Chúa nói "Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là để làm chứng cho sự thật". Nhưng sự thật là gì? Là cái làm cho con người đúng là con người chứ

Page 11: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xot – 11/2015

11

không phải là lang sói. Con người phải phát huy cái tính người của mình và đồng thời dần dần loại bỏ đi cái tính thú trong mình.

Để làm công dân của Nước Chúa, điều cốt yếu là cố gắng sống theo Lời Chúa dạy. Do đó, xây dựng Nước Chúa, hay mở mang Nước Chúa cũng là cố gắng làm cho có thêm nhiều người biết theo Lời Chúa dạy mà sống theo tính người như vậy. Không nhất thiết người ta phải rửa tội, phải theo đạo, phải gia nhập Giáo Hội. Điều cốt yếu là người ta phải theo những giá trị mà Tin Mừng Chúa đã đề ra: sống theo lương tâm ngay chính, sống hoà thuận, thương yêu, làm những việc lành... Càng có thêm nhiều người sống như thế thì Nước Chúa càng mở rộng; và khi nào tất cả loài người người biết sống như thế thì là lúc Nước Chúa đã trị đến. Và khi đó là thời thái bình, hạnh phúc.

Sở dĩ loài người cứ luôn làm hại làm khổ lẫn nhau là vì loài người còn sống theo cái tính thú trong mình. Vậy nếu muốn cho loài người hoà thuận với nhau để cùng nhau chung hưởng thái bình thì loài người phải sống theo cái tính người, gồm có những đức tính mà Chúa đã dạy chúng ta trong Tin Mừng. Con người sống đúng là con người. Đức Giêsu gọi đó là Sự Thật; còn ngôn ngữ

phụng vụ hôm nay thì gọi đó là vương quyền, vương quốc của Chúa Kitô. Nước Chúa. Ai sống theo những giá trị Tin Mừng để thành người hơn thì người đó thuộc về Nước Chúa; ai giúp cho người khác sống theo những giá trị Tin Mừng ấy thì người đó đang mở mang Nước Chúa; và khi mọi người, dù có đạo hay không có đạo, đều sống theo những giá trị Tin Mừng ấy, thì đó là thời Nước Chúa đã trị đến.

Hôm nay là Chúa nhật cuối cùng của năm phụng vụ. Tuần sau là Mùa Vọng, bắt đầu một năm Phụng vụ khác. Giáo hội đặt lễ Chúa Kitô Vua vào Chúa Nhật cuối cùng này, cũng có ý nghĩa: đó là ước nguyện sao cho cuối cùng tất cả mọi người đều ở trong Nước Chúa, một nước chỉ có hoà thuận yêu thương, một nước thái bình hạnh phúc.

Phần mỗi người chúng ta, hãy cố gắng xứng đáng là một công dân Nước Chúa, nghĩa là biết sống đúng tính người, sống theo lương tâm, sống hoà thuận, yêu thương, làm việc lành theo lời dạy của Tin Mừng. Chúng ta cũng hãy cố gắng mở mang Nước Chúa bằng cách làm cho thêm nhiều người khác cũng biết sống hoà thuận yêu thương, sống theo lương tâm và làm việc lành như vậy.

Page 12: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xót – 11/2015

12

CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG, NĂM C

1/ Ý NGHĨA MÙA VỌNG

Vọng là hướng về, là chờ đợi. Mùa Vọng là thời gian để chúng ta hướng lòng về ngày Chúa đến, đồng thời chờ đợi Chúa đến. Chúa đến để khai mạc một thời đại mới, thời đại hết sức tốt đẹp hơn, tràn đầy hạnh phúc.

Chúa đến thế gian này hai lần, lần thứ nhất đã đến rồi, và lần thứ nhì chưa đến nhưng chắc chắn sẽ đến. Vì thế, mùa Vọng có hai ý nghĩa:

- Thứ nhất: chuẩn bị đón mừng kỷ niệm biến cố Chúa đến lần thứ nhất cách đây 2000 năm.

- Thứ hai: chuẩn bị đón Chúa đến lần thứ hai. Lần này, chúng ta không biết sẽ xảy ra vào lúc nào. Có thể còn lâu, nhưng cũng có thể đến nơi rồi. Ngài nói Ngài sẽ đến bất ngờ như kẻ trộm.

2/ CHỜ ĐỢI “TRỜI MỚI ĐẤT MỚI”, một kỷ nguyên tốt đẹp sẽ đến

Mùa Vọng là thời gian thuận lợi để Giáo Hội nhắc nhở chúng ta phải luôn luôn chuẩn bị và sẵn sàng đón chờ Chúa đến. Chúa đến để khai mở một kỷ nguyên mới: “Này đây, Ta sẽ sáng tạo trời mới đất mới” (Is 65, 17a; x.66, 22), nghĩa là một kỷ nguyên thanh bình, hạnh phúc, được ngôn sứ Isaia diễn tả như sau: “Sói sẽ ở với chiên con, beo nằm bên dê nhỏ. Bò tơ và sư tử

non được nuôi chung với nhau, một cậu bé sẽ chăn dắt chúng. Bò cái kết thân cùng gấu cái, con của chúng nằm chung một chỗ, sư tử cũng ăn rơm như bò. Bé thơ còn đang bú giỡn chơi bên hang rắn lục, trẻ thơ vừa cai sữa thọc tay vào ổ rắn hổ mang. Sẽ không còn ai tác hại và tàn phá trên khắp núi thánh của Ta, và sự hiểu biết Đức Chúa sẽ tràn ngập đất này cũng như nước lấp đầy lòng biển” (Isaia 11, 6-9). Kỷ nguyên này không còn chiến tranh, bất công, hận thù, không

Page 13: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xot – 11/2015

13

còn nước mắt, đau khổ. Mọi người đều thỏa mãn, an vui, hạnh phúc.

Vì thế, ngày Chúa đến là một ngày hết sức vui mừng cho những người sống tốt lành, khiêm nhường, yêu thương người khác. Nhưng ngày đó cũng là ngày hết sức khủng khiếp cho những kẻ không yêu thương người chung quanh, những kẻ lãnh đạm trước những đau khổ của người khác, những kẻ sống bất lương, kiêu căng, gây tội ác, tạo bất công.

3/ NGÀY ĐÓ CÓ THỂ SẮP ĐẾN

Kinh Thánh cho biết những điềm sẽ xẩy ra báo trước ngày ấy: các ngôn sứ giả, chiến tranh, đói kém, động đất, lụt lội, các thứ dịch tễ, tai họa… (x.Mt 24, 4-8), các tội ác, tình trạng đạo đức giảm sút, lòng người ra khô khan nguội lạnh, tôn giáo thì đa số vụ hình thức mà lơ là điều cốt lõi là mến Chúa yêu người đích thật… Những điềm báo trước đó ngày càng thể hiện rõ rệt trong thời đại chúng ta. Vì thế, ta biết ngày Chúa đến không còn xa lắm, nó có thể sắp đến, đến một cách bất chợt.

Ngày ấy là ngày Chúa phán xét, nên điều hết sức quan trọng là vào ngày ấy, chúng ta phải là người trong sạch, tốt lành, không có gì đáng chê trách trước mặt Chúa, nhất là về lòng yêu thương

và cách xử sự đối với mọi người. Khi phán xét, Ngài phán xét ta chủ yếu về điều ấy.

4/ HÃY CHUẨN BỊ SẴN SÀNG

Vì ta không biết ngày nào Ngài đến, nên khôn ngoan nhất là lúc nào ta cũng nên sẵn sàng. Chuẩn bị như thế nào? Đức Kitô khuyên ta: “Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn”.

- Tỉnh thức là luôn luôn tỉnh táo ý thức rằng ngày ấy có thể đến bất kỳ lúc nào, nên lúc nào cũng sẵn sàng như thể Chúa sẽ đến vào ngay ngày mai, hay chốc lát nữa. Thái độ sẵn sàng đó chắc chắn không làm ta thiệt hại, mà giúp ta sống khôn ngoan, hạnh phúc hơn. Hình ảnh hay nhất minh họa sự tỉnh thức là thái độ của người canh kẻ trộm, không dám ngủ thiếp đi một phút nào.

- Cầu nguyện không phải chỉ là đọc kinh, mà là tâm trạng luôn hướng về Chúa, sẵn sàng làm bất cứ điều gì Ngài muốn. Cầu nguyện là hợp nhất với Thiên Chúa trong tâm tình yêu thương, nhất là trong ý hướng và hành động. Hãy luôn luôn muốn và thực hiện những điều Chúa muốn.

Có như vậy, chúng ta mới “đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến, và đứng vững trước mặt Con Người”.

Page 14: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xót – 11/2015

14

HỎI ĐÁP (*)

THƯ MỤC VỤ KỲ II NĂM 2015

CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA

Câu 1: Trong Thư Mục vụ, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã gửi lời chào cộng đồng Dân Chúa thế nào?

Đáp: Các Ngài viết:

Anh chị em thân mến,

Chúng tôi, Hội đồng Giám mục Việt Nam, đang họp Hội nghị thường niên kỳ II tại Tòa Giám mục Xuân Lộc, từ ngày 14 đến ngày 18/9/2015, xin gửi đến tất cả anh chị em lời chào thân ái. Nguyện xin Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót và Đức Giêsu Kitô ban cho anh em ân sủng và bình an (x. Gl 1, 3).

Câu 2: Nhìn lại năm 2015, các Ngài gửi gấm tâm tình gì?

Đáp: Nhìn lại Năm phụng vụ 2015 sắp kết thúc, chúng tôi chân thành cảm ơn anh chị em đã nhiệt tình đáp lại lời kêu gọi của Hội đồng Giám mục, cùng nhau xây dựng giáo xứ và cộng đoàn của mình theo gương mẫu cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi,"chuyên cần nghe các Tông đồ giảng dạy, luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và không ngừng cầu nguyện" (Cv 2, 42). Chúng tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn anh chị em đã quảng đại đóng góp dưới nhiều hình thức cho việc xây dựng Vương cung thánh đường Đức Mẹ La Vang; qua đó, anh chị em cống hiến một chứng tá sống động về Giáo hội hiệp thông và tham gia.

Câu 3: Các Ngài có thông tin về Năm Thánh Lòng Thương Xót sắp diễn ra?

Đáp: Ngày 11/4/2015, áp Chúa nhật kính Lòng Chúa thương xót, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã ban hành tông sắc Dung Mạo Lòng Thương Xót (Misericordiae Vultus), công bố việc thiết lập Năm Thánh Lòng Thương Xót, bắt đầu từ ngày 8/12/2015, lễ Đức Mẹ Vô nhiễm nguyên tội, và kết thúc vào lễ Chúa Kitô Vua, 20/11/2016. Đối với các Giáo hội địa phương, nghi thức mở Cửa Thánh sẽ được cử hành vào ngày 13/12/2015 tại nhà thờ Chính tòa.

Page 15: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xot – 11/2015

15

Câu 4: Mục đích của Năm Thánh là gì?

Đáp: Mục đích của Năm Thánh là kêu gọi các tín hữu chiêm ngắm dung nhan Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, được tỏ hiện trọn vẹn nơi Đức Giêsu Kitô; nhờ đó, chúng ta cảm nghiệm được lòng Chúa xót thương và trở nên dấu chỉ cụ thể của lòng thương xót trong cuộc sống: "Hãy có lòng thương xót như Cha của anh em là Đấng hay thương xót" (Lc 6, 36).

Câu 5: Các Đức Giám Mục khuyên nhủ người tín hữu đón Năm Thánh thế nào?

Đáp: Trong Năm hồng ân này, anh chị em hãy sốt sắng đón nhận lòng thương xót của Chúa qua bí tích Giao hòa, tha thứ cho nhau và làm hòa với nhau, đồng thời biết quan tâm giúp đỡ những người bị gạt ra bên lề xã hội và những ai đang đau khổ về tinh thần cũng như thể xác.

Câu 6: Năm Thánh của Giáo hội toàn cầu còn trùng với Năm Tân Phúc Âm hóa đời sống xã hội của Giáo hội Việt Nam, giáo huấn của các Ngài thế nào?

Đáp: Tại Việt Nam, Năm Thánh Lòng Thương Xót trùng với Năm Tân Phúc Âm hóa đời sống xã hội (2016), sau khi đã tập trung vào gia đình (2014) và cộng đoàn giáo xứ, dòng tu (2015). Sự trùng hợp này giúp chúng ta hiểu và sống cách cụ thể định hướng mục vụ của Giáo hội Việt Nam. Tân Phúc Âm hóa đời sống xã hội chính là sống, chia sẻ, loan báo và làm chứng cho lòng thương xót ngay trong đời sống xã hội.

Câu 7: Trong tình hình thực tế xã hội hôm nay, các Đức Giám Mục kêu gọi Người Công Giáo Việt Nam ra sao?

Đáp: Trước những dấu hiệu đáng ngại trong xã hội ngày nay: gian dối, vô cảm, bất công, ma túy, bạo lực, phá thai, tự tử…, mỗi người Công giáo phải trở thành nhân tố tích cực trong việc xây đắp nền văn minh tình thương và văn hóa sự sống. Không có những chứng nhân của lòng thương xót, xã hội sẽ trở thành một sa mạc hoang vu, cằn cỗi, không có sức sống (x. Dung Mạo Lòng Thương Xót, số 10).

Đáp lại lời kêu gọi của Đức Giáo hoàng Phanxicô, anh chị em hãy tích cực thực thi lòng thương xót. Hãy nhớ rằng lòng thương xót chính là tiêu chuẩn nhận diện con cái đích thực của Chúa, và vào

Page 16: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xót – 11/2015

16

buổi xế chiều của đời sống, chúng ta sẽ bị xét xử về tình yêu (x. Dung Mạo Lòng Thương Xót, số 9 và 15).

Câu 8: Để xây dựng nền văn minh tình thương và văn hóa sự sống, chỉ nam của Giáo hội Công giáo là gì?

Đáp: Để xây dựng nền văn minh tình thương và văn hóa sự sống, người Công giáo có tấm bảng chỉ đường cụ thể là Giáo huấn xã hội của Giáo hội. Đây là tài liệu đúc kết và hệ thống hóa những chỉ dẫn của Giáo hội, nhằm đem tinh thần Phúc Âm thấm nhập các lãnh vực của đời sống xã hội. Chúng ta không thể Phúc Âm hóa đời sống xã hội mà lại không biết gì về Giáo huấn xã hội của Giáo hội.

Câu 9: Để nhận biết Giáo huấn xã hội của Giáo hội, Các Đức Giám Mục nhắn gửi các Linh Mục ra sao?

Đáp: Anh em linh mục đang phục vụ tại các giáo xứ hãy tạo điều kiện cho mọi thành phần Dân Chúa được tiếp cận, học hỏi, thảo luận và giúp nhau sống những giáo huấn này. Chúng tôi mời gọi anh chị em chú ý cách đặc biệt đến những vấn đề sau đây.

Câu 10: Việc chăm sóc môi trường sống (vấn đề thứ nhất), Giáo huấn của Giáo hội thế nào?

Đáp: Chăm sóc môi trường sống: Trong dịp lễ Hiện Xuống, ngày 24/5/2015, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã ban hành thông điệp Ngợi Khen Chúa (Laudato si), kêu gọi mọi người trên thế giới hãy chăm sóc trái đất này là ngôi nhà chung mà Thiên Chúa là Cha và là Đấng Tạo Hóa đã ban cho nhân loại. Ngài cũng quyết định thiết lập ngày 1/9 hằng năm làm Ngày Thế giới cầu nguyện cho việc chăm sóc công trình tạo dựng.

Câu 11: Thế giới đang trải qua cuộc khủng hoảng về môi sinh, Việt Nam ta có bị ảnh hưởng gì không?

Đáp: Quả thật, thế giới ngày nay đang trải qua cuộc khủng hoảng trầm trọng về môi sinh: trái đất nóng lên, ô nhiễm gia tăng, nguồn nước sạch bị đe dọa, thảm họa thiên nhiên ngày càng nhiều… Việt Nam cũng là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng biến đổi khí hậu: ô nhiễm bụi ở mức độ trầm trọng, nhất là tại các thành phố lớn.

Câu 12: Giáo hội Công Giáo có đề ra giải pháp gì?

Đáp: Đây là vấn đề lớn, đòi hỏi những thay đổi trên nhiều bình diện: kế hoạch kinh tế, chính sách xã hội, đạo đức môi trường… Với

Page 17: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xot – 11/2015

17

người Công giáo, Đức Giáo hoàng kêu gọi phải hoán cải, nghĩa là thay đổi cách nhìn, cách nghĩ và cách sống trong tương quan với môi trường thiên nhiên. Chính Thiên Chúa đã trao cho con người trách nhiệm trông coi trái đất (x. St 1, 28), do đó không được tàn phá hoặc sử dụng để trục lợi, nhưng phải chăm sóc và gìn giữ, cho thế hệ hiện nay và cả tương lai.

Câu 13: Xin cho biết việc cụ thể mỗi người Công Giáo cần làm?

Đáp: Ý thức đó (Giữ gìn và bảo vệ môi sinh) thúc đẩy chúng ta thay đổi cách sống, biết tôn trọng thiên nhiên, chăm sóc môi trường sống, bắt đầu từ những việc nhỏ bé trong cuộc sống hằng ngày như tiết kiệm nước và năng lượng, giữ vệ sinh chung trong khu xóm… Ước gì các giáo xứ trở thành mẫu gương điển hình trong việc giữ gìn và bảo vệ môi sinh.

Câu 14: Vấn đề thứ hai là đồng hành với anh chị em di dân, các Đức Giám Mục có nhận định gì?

Đáp: Đồng hành với anh chị em di dân: Tình trạng di dân vì việc làm, học tập và kết hôn, ở trong nước cũng như ở nước ngoài, ngày càng nhiều và phức tạp. Một số anh chị em di dân gặt hái được những thành công đáng kể, nhưng phần lớn phải đối diện với muôn vàn khó khăn, kể cả những hậu quả bi thảm. Chúng tôi vẫn ghi nhớ lời giáo huấn của Đức Bênêđictô XVI trong chuyến đi ad limina năm 2009, dạy chúng tôi phải "phát triển nền mục vụ thích hợp cho các người trẻ di dân trong nước, qua việc tăng cường sự hợp tác giữa các giáo phận gốc của họ và các giáo phận họ đến, và cung cấp cho họ những lời khuyên về mặt đạo đức và các chỉ dẫn thực hành".

Câu 15: Trong tình hình di dân như vậy, Hội đồng Giám mục hướng dẫn ra sao?

Đáp: Cách cụ thể, Hội đồng Giám mục đã ủy thác cho Ủy ban Mục vụ di dân việc tìm hiểu, nghiên cứu tình hình và soạn thảo bản "Hướng dẫn mục vụ di dân". Hy vọng tài liệu này sẽ sớm được hoàn thành, phổ biến và áp dụng rộng rãi, để tất cả chúng ta có một đường lối chung trong việc phục vụ anh chị em di dân, giúp họ hội nhập vào đời sống của cộng đoàn giáo hội địa phương và trở nên những thành viên tích cực trong việc xây dựng Giáo hội.

Page 18: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xót – 11/2015

18

Câu 16: Sau cùng là vấn đề An tòan giao thông, một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Thực tế và nguyên nhân?

Đáp: An toàn giao thông: Một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội Việt Nam ngày nay là tai nạn giao thông. Bên cạnh những lý do khách quan như đường sá chưa tốt, số phương tiện giao thông quá nhiều, phải nhìn nhận rằng phần lớn tai nạn là do thiếu ý thức và trách nhiệm của người điều khiển các phương tiện giao thông.

Câu 17: Thái độ của người Công Giáo trước hiểm họa này ra sao?

Đáp: Người Công giáo ý thức sự sống là quà tặng quý giá Thiên Chúa ban, nên luôn trân trọng sự sống của chính mình và của tha nhân, trong mọi hoạt động và mọi hoàn cảnh. Cũng vì thế, khi tham gia giao thông, chúng ta phải chấp hành luật giao thông cách ý thức, để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Câu 18: Kết thúc thư Mục vụ lần này, Hội đồng Giám Mục Việt Nam nhắn gửi Dân Chúa điều gì?

Đáp: Anh chị em thân mến,

Kết thúc thư này, chúng tôi muốn nhắc lại lời nhắn nhủ của Đức Bênêđictô XVI: "Bằng đời sống xây nền trên đức ái, sự liêm chính, quý trọng công ích, anh chị em giáo dân phải chứng tỏ rằng, là người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt". Niềm tin Kitô giáo mang lại những giá trị tích cực cho xã hội, vì niềm tin ấy "giúp các cá nhân thánh hóa bản thân, và qua các tổ chức của mình, phục vụ tha nhân cách quảng đại, hoàn toàn vô vị lợi" (Huấn từ ad limina năm 2009).

Nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria, Mẹ của Lòng Thương Xót, xin Chúa tuôn đổ Thần Khí của Ngài xuống trên Giáo Hội Việt Nam, để chúng ta được biến đổi nên chứng nhân đáng tin của lòng thương xót trên quê hương đất nước chúng ta.

Fx Đỗ Công Minh

-------------------------

(*) Thư Mục vụ Kỳ II Năm 2015 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam được chuyển dạng Hỏi – Đáp để tiện việc học hỏi, tìm hiểu nhưng vẫn tôn trọng nguyên bản.

Page 19: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xot – 11/2015

19

HOC HỎI LINH ĐẠO

Bài 43

(Tiếp theo)

Lm. G. Tạ Huy Hoàng

Dẫn vào

Để chuẩn bị bước vào những bài tìm hiểu về Tông chiếu Dung nhan lòng Chúa xót thương ấn định năm thánh ngoại thường về lòng thương xót (Misericordiae Vultus: Bull of Indiction of the Extraordinary Jubilee of Mercy) (2015),1 từ những bài tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa Cha giàu lòng thương xót (Dives in Misericordia: Encyclical Letter on God the Father) (1980),2 bài viết lần này muốn dành thêm chút suy tư và nhận định về tên của các văn kiện được gọi: thông điệp (littera encyclica) và tông sắc, hoặc tông chiếu, hoặc sắc chỉ (bulla apostolica).3

Tông sắc, tông chiếu, sắc chỉ (bulla apostolica, apostolic bull, bulle apostolique)

Tông sắc, tông chiếu, hay sắc chỉ là thuật ngữ xuất phát từ tiếng La Tinh “bulla apostolica”. Theo đó, sắc chỉ (bulla, bull, bulle) thường là thư bổ nhiệm các chức tước, nhiệm vụ trong Giáo hội.

Ban đầu bulla là thuật ngữ để chỉ một vật hình tròn bằng kim loại, dùng để bảo vệ các con dấu sáp gắn với một sợi dây buộc vào một tài liệu quan trọng. Hành động này nhằm làm chứng cho tính xác thực và thẩm quyền của tài liệu ấy. Sau này, bulla cũng được sử dụng để nói về con dấu, rồi cũng nói luôn về chính tài liệu. Hiện nay bulla có thể được dùng để chỉ các văn kiện giáo hoàng có tầm quan trọng

1 Trong tiếng Anh, Misericordiae vultus được dịch thành The Face of Mercy

(Đức Giáo hoàng Phanxicô ban hành năm 2015). 2 Trong tiếng Pháp, Dives in misericordia được dịch thành Sur la miséri-corde

divine (Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II ban hành năm 1980). 3 Tùy theo từng loại mà nhận biết mức độ thẩm quyền ảnh hưởng chung đến Giáo hội, các văn kiện này phải được chính giáo hoàng đưa ra chứ không qua trung gian nào.

Page 20: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xót – 11/2015

20

đặc biệt: nghĩa là, các văn kiện đó phải được đóng con dấu của đức giáo hoàng.

Thí dụ: Tông chiếu Misericordiae vultus (Dung nhan lòng Chúa xót thương) (2015) của Đức Giáo hoàng Phanxicô; Tông sắc Incarnationis mysterium (Mầu nhiệm Nhập Thể) (1998) của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II.4

Thông điệp (littera encyclica, encyclycal letter, lettre encycli-que)

Thông điệp (thông có nghĩa là truyền đạt đi; điệp là văn thư về việc quan trọng nào đó) là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “en-kyklios” (en: trong, kyclos: vòng tròn).5 Kể từ thế kỷ XVIII, thuật ngữ này được dùng để gọi tên các văn kiện của các đức giáo hoàng muốn gửi cách long trọng cho các thành phần dân Chúa trong Giáo hội (hồng y, giám mục, tu sĩ, giáo dân). Thông điệp vì thế là một loại thư luân lưu – không nhằm chuyển tải những định tín (dogmata) – mà chỉ muốn đưa ra những lời khuyên bảo, giúp soi sáng những điểm giáo thuyết cần minh xác và trình bày sao cho phù hợp hơn với hoàn cảnh đặc biệt. Thật vậy, thông điệp được ban hành để cổ võ, khuyến khích đời sống đức tin, luân lý dựa trên những biến đổi của xã hội, thế giới.

Thí dụ: Thông điệp Laudato si’ (Chúc tụng Chúa) (2015), Thông điệp Lumen fidei (Ánh sáng đức tin) (2013) của Đức Giáo hoàng Phanxicô.6

4 Có thể kể thêm các tông sắc, tông chiếu, hay sắc chỉ như: Quam singulari (How special) (1910) của Đức Giáo hoàng Piô X, Munificentissimus Deus (The most bountiful God) (1950) của Đức Giáo hoàng Piô XII (nhằm xác lập tín điều Đức mẹ Hồn Xác Lên Trời), Humanae salutis (Of human salvation) (1961) của Đức Giáo hoàng Gioan XXIII. 5 X. https://it.wikipedia.org/wiki/Enciclica 6 Có thể kể thêm các thông điệp như: Spe salvi (Được cứu độ trong niềm hy

vọng) (2007), Caritas in veritate (Bác ái trong chân lý) (2009), Deus caritas

est (Thiên Chúa là tình yêu) (2005) của Đức Giáo hoàng Bênêđíctô XVI;

Veritatis splendor (Chân lý rạng ngời) (1993) của Đức Giáo hoàng Gioan

Phaolô II; Humanæ vitae (Sự sống con người) (1968) của Đức Giáo hoàng

Phaolô VI; Pacem in terris (Hòa bình trên trần gian) (1963) của Đức Giáo

hoàng Gioan XXIII.

Page 21: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xot – 11/2015

21

Dĩ nhiên còn có một thông điệp cận kề mà trong cả 43 bài tìm hiểu cho đến nay, Thông điệp Dives in misericordia,7 đã trình bày cho chúng ta: “Lòng Chúa thương xót” (trong lời kêu gọi của Giáo hội) là một ưu phẩm kỳ diệu, mạnh mẽ hơn tất cả mọi sự dữ có mặt trong thế gian mà nhân loại trên toàn thế giới hiện đại đang rất cần.8

Hai lần sử dụng từ mercy

Trong phạm vi bài tìm hiểu “cuối” (bài 43) về Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót (tt) này, hai lần sử dụng từ mercy được trưng dẫn sau đây với mục đích giúp người đọc tiếp tục học hỏi, suy gẫm và dọn đường vào khám phá sự “loan truyền đi của chính tình yêu-xót thương” với “tầm quan trọng đặc biệt của lòng thương xót” trong chính Tông chiếu Dung nhan lòng Chúa xót thương.

Thật vậy, qua sự trung gian của Mẹ Maria, Đấng vẫn không ngừng công bố lòng thương xót của Thiên Chúa từ đời nọ đến đời kia trong Thánh kinh và trong thông điệp.9 Còn trong Tông chiếu Dung nhan lòng Chúa xót thương, Ðức mẹ Maria cũng chính là Mẹ của lòng thương xót, là hòm bia giao ước giữa Thiên Chúa và nhân loại, giúp minh chứng cho lòng thương xót của Thiên Chúa, của Con Thiên Chúa là không có giới hạn.10 Thậm chí người đọc như còn hiểu ra ý nghĩa đích thực của câu Thánh kinh: “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương”.11

APV VIII 15,31

We pray for this through the intercession of her who does not cease to proclaim “mercy...from generation to generation,” and also

7 Thông điệp Dives in misericordia được ban hành tại Rôma ngày 30 tháng 11

năm 1980 và xuất bản ngày 02 tháng 12 năm 1980. 8 Thật vậy, lòng thương xót trong Thông điệp Dives in misericordia không còn làm con người bẽ mặt, nhưng trái lại, ban tặng cho con người một ý nghĩa đủ đầy về tình yêu-xót thương (merciful love) của Thiên Chúa. Thông điệp gồm tám chương: (1) Ai thấy Thầy là thấy Cha; (2) Sứ điệp cứu thế; (3) Lòng thương xót trong Cựu ước; (4) Dụ ngôn người con hoang đàng; (5) Mầu nhiệm Phục Sinh; (6) “Lòng thương xót… từ đời nọ đến đời kia”; (7) Lòng thương xót của Thiên Chúa trong sứ mệnh của Giáo hội; (8) Lời cầu nguyện của Giáo hội ngày nay. 9 X. VIII 15,31. 10 VM, số 25. 11 Mt 5,7.

Page 22: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xót – 11/2015

22

through the intercession of those for whom there have been completely fulfilled the words of the Sermon on the Mount: “Blessed are the merciful, for they shall obtain mercy.”i (VIII 15,31)

Nous supplions par l’intermédiaire de Celle qui ne cesse de proclamer “la miséricorde de génération en génération”, et aussi de ceux qui ont déjà vu s’accomplir totalement en eux les paroles du Sermon sur la montagne: “Bienheureux les miséricordieux, car ils obtiendront miséricorde” ii. (VIII 15,31)

Chúng ta cầu xin ơn trọng đại đó qua sự trung gian của Mẹ Maria, Đấng vẫn không ngừng công bố “lòng thương xót từ đời nọ đến đời kia”, và cũng qua sự trung gian của những vị từng cảm nhận sâu đậm những lời của Bài giảng Trên Núi: “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương”.iii (VIII 15,31)

Thêm một số tên gọi khác của các văn kiện

Nhân đang nói đến tông sắc, hoặc tông chiếu, hoặc sắc chỉ, rồi thông điệp…, chúng tôi thiển nghĩ một vài thuật ngữ khác có liên hệ xa gần cũng xin được vắn tắt trình bày thêm nơi đây: hiến chế, sắc lệnh, tuyên ngôn, tông huấn, tông thư, tự sắc, tông hiến, tông dụ….

Thật vậy, ngay như Công đồng Vaticanô II cũng đã ban hành 16 văn kiện, được chia thành ba loại khác nhau, gồm: hiến chế, sắc lệnh, tuyên ngôn.

Hiến chế (constitutio, constitution, constitution)

Hiến chế (hiến là pháp luật, pháp độ; chế là làm ra, đặt ra, bó buộc), giống như hiến pháp là luật căn bản, nền tảng của các luật khác, gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ cơ bản về tổ chức, hoạt động mục vụ…. Thí dụ: Hiến chế tín lý về Giáo hội (Lumen gentium), Hiến chế tín lý về mặc khải của Thiên Chúa (Dei Verbum), Hiến chế tín lý về phụng vụ thánh (Sacrosantum concilium), Hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay (Gaudium et spes).

Sắc lệnh (decretum, decree, décret)

Là những quy tắc pháp lý được ban hành để giải quyết những vấn đề cấp bách, không có tính ổn định của Giáo hội, nhưng chưa phải là luật hoặc đang trong giai đoạn hình thành luật, sắc lệnh (sắc là chiếu chỉ của vua, lệnh là bố cáo ra, công bố ra) gồm có tổng quát

Page 23: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xot – 11/2015

23

và đặc thù (khi có đơn thỉnh cầu để xin một ân ban nào đó). Sắc lệnh có thể được coi là chiếu chỉ với những luật lệ có đối tượng riêng biệt (giám mục, linh mục, tu sĩ, chủng viện, giáo dân...).

Thí dụ: Sắc lệnh về nhiệm vụ mục vụ của các giám mục trong Giáo hội (Christus Dominus), Sắc lệnh về chức vụ và đời sống các linh mục (Presbytorerum ordinis), Sắc lệnh về đào tạo linh mục (Optatam totius), Sắc lệnh về canh tân thích nghi đời sống dòng tu (Perfectae caritatis), Sắc lệnh hoạt động tông đồ giáo dân (Apostolicam actuositatem), Sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo hội (Ad gentes), Sắc lệnh về hiệp nhất (Unitatis redintegratio), Sắc lệnh về các Giáo hội Công giáo Đông phương (Orientalium ecclesiarum), Sắc lệnh về các phương tiện truyền thông xã hội (Inter mirifica).

Tuyên ngôn (declaratio, declaration, déclaration)

Có thể được coi là tuyên bố chung có liên quan đến sự hiểu biết chung, tuyên ngôn (tuyên là bày tỏ cho mọi người biết, ngôn là lời nói) là văn kiện nói lên lập trường, chính sách của Giáo hội. Nói khác đi, tuyên ngôn là bài tuyên bố có tính chất cương lĩnh, bày tỏ chủ kiến của Giáo hội.

Thí dụ: Tuyên ngôn về tự do tôn giáo (Dignitatis humanae), Tuyên ngôn về liên lạc của Giáo hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo (Nostra aetate), Tuyên ngôn về giáo dục Kitô giáo (Gravissimum educationis).

Tông huấn (exhortatio apostolica, apostolic exhortation, exhortation apostolique)

Tương tự như tông thư, nhưng chứa đựng nhiều kết luận với những đường hướng, những chỉ dẫn của các đức giáo hoàng, sau khi vấn đề đã được suy xét kỹ lưỡng. Tông huấn (tông: tông đồ, tông tòa; huấn: dạy bảo, giải thích) là văn thư của các đức giáo hoàng, nhằm giáo huấn và khuyến khích thi hành trong một lãnh vực nhất định. Cũng có thể nói, tông huấn là loại văn kiện mà các đức giáo hoàng thường dùng để truyền đạt giáo huấn từ các thượng hội đồng giám mục đã bàn bạc, nghiên cứu, đệ trình.

Page 24: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xót – 11/2015

24

Thí dụ: Tông huấn Niềm vui Tin mừng (Evangelii gaudium) (2013), Tông huấn Kitô hữu giáo dân (Christifideles laici) (1988),12 Tông huấn về gia đình (Familiaris consortio) (1981).13

Tông hiến (constitutio apostolica, apostolic constitution, constitution apostolique)

Tông hiến trong tiếng La Tinh là constitutio apostolica (apostolica: tông đồ, tông tòa; constitutio: luật căn bản) là một loại văn kiện rất quan trọng, bao gồm những đạo luật sửa chữa, bổ sung hay làm mới do giáo hoàng đưa ra. Tông hiến tác động rất lớn đối với hệ thống giáo luật của Giáo hội. Thí dụ: Tông hiến Missale Romanum (Sách lễ Rôma) (1969).

Tông thư (littera apostolica, apostolic letter, lettre apostoli-que)

Kém quan trọng hơn so với tông hiến, tông thư có thể được viết về một vấn đề có liên quan tới học thuyết, để thông báo một quyết định nào đó của đức giáo hoàng. Với mục đích khuyến khích, dạy dỗ, tông thư là thư của các đức giáo hoàng gửi cho một thành phần hay một số thành phần nào đó trong Hội thánh để dạy dỗ, khuyến khích… như: các giám mục, các linh mục, các tu sĩ, giáo dân... (khác với thông điệp là nhằm gửi cho mọi người).

Thí dụ: Tông thư Mulieris dignitatem (Phẩm giá người phụ nữ) (1988), Tông thư Rosarium Virginis Mariae (Kinh Mân Côi Đức Trinh nữ Maria) (2002), Tông thư Pax et reconciliatio (Hòa bình và hòa giải) (1964).

Tự sắc (motu proprio)

Là văn kiện thể hiện ý kiến hoặc tư tưởng riêng của đức giáo hoàng, không phải để trả lời cho một yêu cầu hay một ý kiến của người khác,14 tự sắc (motu: chuyển động, hành động, proprio: tự ý

12 Tông huấn Kitô hữu giáo dân được ban hành ngày 30 tháng 12 năm 1988

sau Thượng Hội đồng Giám mục 1987 bàn về vai trò giáo dân trong Giáo hội. 13 Tông huấn Familiaris consortio (of family partnership / On the role of the Christian Family in the Modern World) giáo huấn về nhiệm vụ của gia đình và khuyến khích thực hành trong gia đình theo giáo lý của Giáo hội trong thế giới ngày nay (22-11-1981). 14 Tình trạng hợp hiến do chính vị giáo hoàng của tự sắc quyết định. Tự sắc

thường không tác động đến giáo luật hiện hành của Giáo hội.

Page 25: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xot – 11/2015

25

riêng mình) cũng là tông thư, tông thư dưới hình thức tự sắc (litterae apostolicae motu proprio datae). Đây là một loại văn kiện có tính pháp lý được các đức giáo hoàng tự ý ban hành (motu proprio) chứ không do bất cứ sự thỉnh cầu nào. Tự sắc của các ngài gửi đến toàn thể Giáo hội. Tự sắc được sử dụng để ban hành những quy định quan trọng về luật mà chưa sử dụng đến hình thức long trọng hơn như tông hiến (constitutio apostolica). Thí dụ: Tự sắc Porta fidei (Cửa đức tin) (2011), Tự sắc Omnium in mentem (2009), Tự sắc Matri-monia mixta (1970).

Tông dụ (epistula apostolica, épitre apostolique, apostolic epistle)

Tông dụ trong tiếng La Tinh là epistula apostolica (tông: tông đồ, tông tòa; dụ: ngưởi trên bảo xuống kẻ dưới) là văn kiện hướng dẫn của giáo hoàng dành cho những người cấp dưới thực hiện. Thí dụ: Tông dụ Lumen ecclesiae (Ánh sáng của Giáo hội) (1974).

Để kết

Từ những bài tìm hiểu Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót (Dives in misericordia) để chuẩn bị bước vào những bài tìm hiểu về Tông chiếu Dung nhan lòng Chúa xót thương (Misericordiae vultus), bài viết lần này được dịp rảo qua các tên gọi liên quan: tông sắc, tông chiếu, sắc chỉ, thông điệp, hiến chế, sắc lệnh, tuyên ngôn, tông huấn, tông hiến, tông thư, tự sắc, tông dụ.

Từ hai lần sử dụng từ mercy trong: “… cầu xin ơn trọng đại đó qua sự trung gian của Mẹ Maria, Đấng vẫn không ngừng công bố “lòng thương xót từ đời nọ đến đời kia”, và cũng qua sự trung gian của những vị từng cảm nhận sâu đậm những lời của Bài giảng Trên Núi: “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (VIII 15,31), chúng ta không quên nhớ đến: 218 lần sử dụng từ mercy trong Dives in misericordia (qua 43 bài viết trong “tài liệu học tập” và qua việc đăng trên website của Cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót Tổng Giáo phận Sài Gòn-TP. HCM). Việc này cũng hứa hẹn cho chúng ta việc sẽ được làm quen với 167 lần sử dụng từ mercy nơi Misericordiae vultus trong định hướng tiếp tục học hỏi, suy gẫm, khám phá sự cần thiết về tình yêu-xót thương (merciful love, amour miséricordieux). Tất cả phải được loan báo với tầm quan trọng đặc biệt của thời đại, đang rất cần đến lòng Chúa xót thương.

Page 26: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xót – 11/2015

26

TIN TỨC – SINH HOẠT

THÁNH LỄ KÍNH LCTX TRONG THÁNG 11/2015 CỦA TGP VÀ CÁC GIÁO HẠT

Kính mời Quý Ông Bà, Anh Chị Em tham dự thánh lễ Kính LCTX tại các địa điểm sau:

TỔNG GIÁO PHẬN

NHÀ THỜ TÂN ĐỊNH (289 Hai Bà Trưng P.8, Q.3): Lúc 15

giờ các ngày thứ sáu hàng tuần:

- Ngày 06/11: Chủ tế: LM Giuse Nguyễn Phát Tài, GX Tân Thông, hạt Củ Chi, Gp Phú Cường.

- Ngày 13/11: Chủ tế: LM Dòng Thánh Thể, Sss

- Ngày 20/11: Chủ tế: LM Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP, Gx Mân Côi, hạt Gò Vấp.

- Ngày 27/11: Chủ tế: LM Phêrô Nguyễn Văn Giáo, SOLT

CÁC GIÁO HẠT

- HẠT GIA ĐỊNH: Nhà thờ Gx Chính Lộ (45/4N Điện Biên

Phủ, P.15, Q. Bình Thạnh): Lúc 17g30, thứ Bảy ngày 14/11. Chủ tế: LM Phêrô Nguyễn Văn Hành.

- HẠT TÂN SƠN NHÌ: Nhà thờ Gx Tân Hương (162 Tân

Hương, P. Tân Quý, Q. Tân Phú): Lúc 15g00, ngày 03/11 (thứ Ba đầu tháng). Chủ tế: LM Đa Minh Vũ Ngọc Thủ.

- HẠT XÓM MỚI: Nhà Thờ GX Thạch Đà (1/1, Phạm Văn

Chiêu, P. 9, Q. Gò Vấp): Lúc 15h00, thứ Năm 05/11. Chủ tế: LM Gioan Baotixita Nguyễn Xuân Đức.

- HẠT HỐC MÔN: Nhà Thờ GX Bùi Môn (4/2, Ấp Tân Tiến,

Xã Xuân Thới Đông, Hốc Môn): Chủ tế: LM Phêrô Nguyễn Ngọc Vượng.

- HẠT TÂN ĐỊNH: Nhà Thờ GX Phaolô 3 (262/14, Lê Văn

Sỹ, P. 14, Q. 3) Lúc 17h00, ngày 05/11 (thứ Năm đầu tháng). Chủ tế: LM. FX Nguyễn Ngọc Thu.

Trước các Thánh lễ có giờ Tôn Sùng Lòng Chúa Thương Xót.

Page 27: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xot – 11/2015

27

DANH SÁCH ÂN NHÂN GIÚP PHÁT TRIỂN CỘNG ĐOÀN LCTX TGP SÀIGÒN THÁNG 9/2015

HẠT XÓM MỚI GIÁO XỨ

1. Têrêsa NGUYỄN THỊ SẮC Bắc Dũng

2. Phêrô BÙI ĐỨC HOÀNG BÁ &

Maria NGUYỄN THỊ HUỆ Thái Bình

3. Đa Minh TRẦN QUANG KHẢI Lam Sơn

4. Phanxicô NGUYỄN HỮU CA Australia

5. L/h Gioan B. & L/h Anna Thạch Đà

HẠT GÒ VẤP

1. Maria NGUYỄN THỊ THANH KIM Bến Cát

2. Phêrô NGUYỄN ĐẠT Bến Cát

HẠT TÂN ĐỊNH

1. Phêrô Têrêsa LÊ VĂN MẠNH Bùi Phát

2. L/h Maria TRẦN THỊ HẠT Bùi Phát

HẠT PHÚ THỌ

1. L/h Giuse NGUYỄN VĂN BA Tân Phước

GP XUÂN LỘC

1. Phêrô Maria NGUYỄN VĂN VẼ Phước Lý

ÂN NHÂN ĐÓNG GÓP BÁC ÁI – XÃ HỘI

1. CĐ LCTX Giáo xứ Vĩnh Hiệp, hạt Gò Vấp: 153 cuốn tập (100 trang), bút chì mầu.

2. Chị Maria Phạm Thị Thúy Lan (BCH CĐ LCTX Tgp Sàigòn): 7.500.000đ.

3. Một Đoàn viên (dấu tên) CĐ LCTX Giáo xứ Hợp An, hạt Xóm Mới: 300.000đ.

4. Chị Maria Trịnh Thị Đào (BCH CĐ LCTX Hạt Gia Định): 200 chuỗi Mân Côi (50 hột)

5. CĐ LCTX Giáo xứ T.Giuse, hạt Gò Vấp: 500.000đ (đóng góp trong tháng 8.2015)

Page 28: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xót – 11/2015

28

ÂN NHÂN ĐÓNG GÓP XÂY NHÀ TÌNH THƯƠNG:

1. CĐ LCTX Giáo xứ An Phú, hạt Tân Định: 3.000.000 đ.

2. CĐ LCTX Giáo xứ Nữ Vương Hòa Bình, hạt Xóm Mới: 2.000.000đ

3. CĐ LCTX Giáo xứ Phaolô 3, hạt Tân Định: 2.000.000đ

4. CĐ LCTX Giáo xứ Lam Sơn, hạt Xóm Mới: 500.000đ.

5. Ông Phanxicô nguyễn Văn Thiên, Giáo xứ Thánh Gia, hạt Tân Định: 1.000.000đ.

Ban chấp hành CĐ.LCTX Tgp Sàigòn, chân thành tri ân quý Ân Nhân. Nguyện xin Thiên Chúa chúc Lành và bù đắp xứng đáng cho lòng quảng đại của quý Ân Nhân.

ĐÍNH CHÍNH

Trong số báo tháng 10/2015, ở mục ÂN NHÂN ĐÓNG GÓP BÁC ÁI – XH tháng 8/2015, trang 21, hàng thứ 10 (từ dưới lên), có ghi CĐ LCTX Gx Bến Cát, hạt Gò Vấp: 500.000đ. Xin sửa lại là 1.000.000đ. BBT chân thành cáo lỗi.

TIN CỘNG ĐOÀN

TIN CĐ LCTX - GX HÒA BÌNH, HẠT GÒ VẤP

Ngày 13.9.2015, GX Hòa Bình có cha sở mới: Cha Giuse Nguyễn Văn Phú thuộc Dòng Đa-minh, đường Nguyễn Thái Sơn – Gò Vấp. Cha nhận sứ vụ mới tại GX Hòa Bình để thay cho cha Giuse Nguyễn Văn Luật về nghỉ hưu tại Dòng.

Lần đầu tiên sau nhiều năm sinh hoạt, CĐ LCTX GX Hòa Bình mừng kính Thánh Bổn Mạng: Thánh nữ Faustina ngày 5.10.2015.

Buổi lễ đơn sơ nhưng ấm áp. Cha sở mới đã khuyến khích anh chị em cố gắng đọc kinh LTX mỗi ngày (Gx Hòa Bình chỉ đọc Thứ Năm và Chúa Nhật) và mong mỏi qua chuỗi Thương Xót, Chúa sẽ tha thứ và tuôn đổ hồng ân xuống GX nhiều hơn bởi LTX của Người.

Sau Thánh Lễ có buổi liên hoan nhỏ gọn, giúp thêm lòng gắn bó với nhau.

Page 29: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xot – 11/2015

29

CĐ LCTX GX Hòa Bình chỉ mới thực hiện được: Cứ 5 tuần, có 1 tuần Kính LCTX vào Thánh Lễ sáng Chúa nhật lúc 6g30. Dù ít và còn nhiều điều cần học hỏi ở các GX bạn, nhưng CĐ LCTX Gx Hòa Bình luôn cố gắng một cách thiết thực là thương xót nhau và thương xót mọi người mà ta gặp gỡ hằng ngày, noi gương Thầy Chí Thánh Giêsu là Đấng đầy LTX và Thánh Bổn mạng Faustina luôn Tín Thác vào Ngài.

Maria Mỹ Ánh

CỘNG ĐOÀN LCTX GX THÁNH ĐA MINH, HẠT PHÚ NHUẬN TUYÊN HỨA & RA MẮT

Vào chiều 6/10/2015, các hội viên và Tân BCH CĐ LCTX Gx Thánh Đa Minh, hạt Phú Nhuận đã chính thức tuyên hứa và ra mắt Cộng đoàn Dân Chúa. Nghi thức Tuyên hứa diễn ra trong thánh lễ Tạ ơn do cha chính xứ Giuse Lưu Công Chỉnh, OP, cử hành.

Trong bài giảng lễ, cha Giuse chia sẻ về lòng thương xót của Chúa trải dài trong những bài Kinh Thánh, mọi người cần đọc và suy gẫm về tình thương của Thiên Chúa. Cha chia sẻ về tấm gương phục vụ vì yêu mến của chị Mát-ta; tấm gương yêu mến và thực hành Lời Chúa của chị Maria… Đức cố HY Phan-xi-cô X. Nguyễn Văn Thuận nói “Chúa không biết làm tính khi Người bỏ 99 con chiên để đi tìm một con bị lạc”, vì vậy, dù ở trong hoàn cảnh nào, mỗi người chúng ta phải luôn tín thác vào lòng thương xót hải hà của Chúa…

Trong phần Tuyên hứa, trước Linh tượng, Cờ đoàn, và trước cha chủ sự (đại diện Giáo hội), các hội viên đã đọc kinh Tận Hiến; nhận Phù hiệu do cha chủ sự trao sau khi làm phép; hứa tuân giữ việc sùng kính LCTX, giữ ngày Chúa nhật, giữ lời nói thanh sạch, giữ đức tiết độ, vâng phục giáo quyền.

Lời kinh Tận Hiến có đoạn: “…Qua diện mạo của Chúa đây, xin lòng thương xót của Chúa chiến thắng mọi thế lực ác thần trên thế gian. Xin cho những ai khi sùng kính lòng thương xót Chúa sẽ không bị hủy diệt. Xin lòng thương xót của Chúa trở thành niềm vui của họ ngay đời này, là niềm hy vọng trong lúc sinh thì, và là vinh quang của họ trong cuộc sống vĩnh hằng. Chúa là Đấng hằng sống và hiển trị muôn đời, Amen…”.

Sau phần Tuyên hứa các hội viên, là phần Tuyên hứa và ra mắt của tân BCH, gồm có 3 chị:

Page 30: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xót – 11/2015

30

- Têrêsa Trần Thị Đức Hạnh, trưởng BCH

- Maria Vũ Thị Thu Hoài, phó BCH

- Rôsa Vũ Thị Thoa, thư ký kiêm thủ quỹ

Lời kinh tuyên hứa của BCH có đoạn: “… Lạy Chúa Giêsu là lòng thương xót nhập thể của Cha trên trời, ngày hôm nay chúng con xin tận hiến hoàn toàn cho Chúa, trong bàn tay từ ái Chúa, chúng con xin dâng hiến cho Chúa quá khứ, hiện tại và tương lai của chúng con… Chúng con xin long trọng tuyên hứa. Thứ nhất: vâng phục các mệnh lệnh của giáo quyền. Thứ hai: sống trung thành với linh đạo LCTX là luôn thỉnh cầu, thực hành và tín thác vào LCTX. Thứ ba: nhiệt thành làm tông đồ của LCTX để rao truyền và thiết lập cộng đoàn LCTX khắp nơi…”

Trước khi ban Phép lành cuối lễ, chị trưởng BCH đã chân thành cảm ơn cha chủ tế, cảm ơn BCH CĐ LCTX Tgp Sài Gòn, cảm ơn quý chức HĐMV GX và toàn thể cộng đoàn hiện diện, cảm ơn cha linh hướng Giuse Lê Hoàng Thụy, OP, cha đã cùng làm giờ Thương xót hàng ngày và chia sẻ Lời Chúa cho cộng đoàn.

Trong phần đáp từ, cha Giuse chính xứ đã bày tỏ niềm vui mừng vì nhóm LCTX của GX được hình thành từ 10 năm trước, đến nay đã chính thức hòa nhịp với sinh hoạt chung của toàn giáo phận.

Antôn Lê Tấn

CỘNG ĐOÀN LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT TGP SÀI GÒN

HÂN HOAN CHÚC MỪNG

TÂN BAN CHẤP HÀNH

CĐ LCTX GX THÁNH ĐA MINH, HẠT PHÚ NHUẬN

Nguyện xin Lòng Thương Xót của Chúa luôn đồng hành và nâng đỡ các anh chị trên con đường phục vụ giáo hội.

Page 31: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xot – 11/2015

31

Giuse Phạm Đình Vinh

Ngày 25 tháng 3 năm 1936, trong giờ cầu nguyện vào ban sáng tại một nhà nguyện ở Warsaw, chị thánh Faustina đã được nhìn thấy Mẹ Maria. Mẹ Thiên Chúa truyền dạy cho Chị: “Con phải nói cho thế giới biết về Lòng Thương Xót bao la của Người,… con hãy nói cho các linh hồn biết về lòng nhân lành vô biên của Chúa trong khi vẫn còn thời giờ ban phát Lòng Thương Xót. Nếu lúc này con im tiếng, con sẽ PHẢI TRẢ LẼ với vô số linh hồn trong ngày kinh hoàng ấy (ngày Chúa đến lần thứ hai). Con đừng sợ hãi gì. Hãy trung thành cho đến cùng” (NK 635).

Đây là trích đoạn trong quyển “Nhật Ký Lòng Chúa Thương Xót Nơi Linh Hồn Tôi” của thánh nữ Maria Faustina Kowalska, và đó cũng là lệnh truyền của Đức Giêsu Kitô đến với tất cả Kitô hữu, cách riêng cho 55 anh chị em đoàn viên CĐ LCTX tuyên hứa trong thánh lễ Tạ ơn, Tuyên hứa và Ra mắt Ban chấp hành Cộng đoàn LCTX tại Gx Gò Mây, hạt Tân Sơn Nhì, đã diễn ra ngày 26/9/2015.

Theo thông báo của Ban tổ chức, thánh lễ bắt đầu lúc 18g00, nhưng trước đó, 16g30, đã có nhiều anh chị em hội viên CĐ LCTX Gx Gò Mây và hạt Tân Sơn Nhì có mặt tại sân nhà thờ để đón tiếp quý khách và hoàn tất những công việc phục vụ cho thánh lễ.

17g30, Thông điệp Sùng kính LCTX được phát trên màn hình ở sân nhà thờ, như để giới thiệu với mọi người về ý nghĩa và cách thức bày tỏ việc sùng kính LCTX.

17g50, Linh mục chủ tế làm phép tượng Chúa Thương Xót. Tiếp theo, Linh tượng được rước ra ngoài và rước kiệu theo khuôn viên sân nhà thờ. Sau cùng, Linh tượng được rước vào trong nhà thờ và cung nghinh lên Cung Thánh. Công tác tổ chức hết sức chu đáo: hai đường sơn mầu trắng được kẻ sẵn song song nhau dọc theo đường đi, giúp cho đoàn rước đi thẳng thắn, tôn tạo vẻ trang nghiêm, trật tự và đẹp mắt.

Page 32: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xót – 11/2015

32

18g05, Thánh lễ đồng tế bắt đầu. Chủ tế là LM Giuse Nguyễn Hồng Phúc, chánh xứ Gx Gò Mây, đồng thời cũng là linh hướng CĐ LCTX Gx Gò Mây. Đồng tế có 4 linh mục và 1 phó tế.

Đến tham dự Thánh lễ có quý Cha hội Thừa Sai Việt Nam, quý Tu sĩ, quý Đại diện Hội đồng Mục vụ và nhiều hội đoàn trong giáo xứ, đại diện BCH CĐ LCTX giáo phận, BCH CĐ LCTX giáo hạt Tân Sơn Nhì, BCH CĐ LCTX các giáo xứ trong hạt, cùng nhiều giáo dân trong và ngoài giáo xứ cũng đến để hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho Tân BCH. Tổng cộng khoảng gần 1.000 người tham dự thánh lễ.

Dẫn vào thánh lễ, Cha chủ tế nói: “Với cộng đoàn Gx Gò Mây, buổi chiều hôm nay là lễ Kính LCTX, ngày Tuyên hứa cũng như Ra mắt BCH và các đoàn viên CĐ LCTX Giáo xứ. Mỗi người chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì luôn được Chúa thương xót, quan tâm, chăm sóc trong tình thương ân sủng của Ngài, vì thế chúng ta được mời gọi để trở thành những tông đồ, những chứng tá của LCTX…”.

Trong bài giảng, ngài nêu lên hai hình ảnh ấn tượng nhất trong chuyến viếng thăm mục vụ của Đức Thánh Cha Phanxicô tại hai quốc gia Cuba và Hoa Kỳ: Tại quảng trường La Habana, thủ đô Cuba, trong ngày Chúa nhật ĐTC cử hành thánh lễ, có treo một bức ảnh LCTX. Chúng ta biết rằng, tại quảng trường này, trước đây không bao giờ trưng bày bất cứ những ảnh tượng gì thuộc về tôn giáo, quả thật đây là một sự thay đổi ấn tượng nhất. Phải chăng khi treo bức ảnh về LCTX tại quảng trường La Habana, đất nước Cuba muốn công bố với mọi người trên toàn thế giới rằng Cuba đang đón nhận Lòng Thương Xót của Thiên Chúa?

Tại Hoa Kỳ, khi đón tiếp ĐTC tại Nhà Trắng, tổng thống Obama phát biểu: Bản thân tôi cũng như mọi công dân Hoa Kỳ luôn luôn công nhận vai trò của Giáo Hội Công giáo cho sự phát triển của đất nước Hoa Kỳ… Hàng ngày, tôi được chứng kiến các linh mục, tu sĩ, giáo dân Công giáo đã chăm sóc, nuôi dưỡng những người đói khát, chữa lành những người đau yếu, che chở những người vô gia cư, giáo dục các trẻ em, củng cố và nâng đỡ đức tin cho nhiều người v.v...

Nhận xét về ĐTC, ông Obama ca ngợi bản tính rất độc đáo của ĐTC là một con người khiêm tốn, đơn sơ, lịch sự. Ông nói: “Sự hiện diện của Ngài (ĐTC) ở đất nước này nhắc nhở chúng tôi về một

Page 33: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xot – 11/2015

33

thông điệp rất mạnh mẽ từ Thiên Chúa: đó là Lòng Chúa Thương Xót”.

Cha chủ tế nhấn mạnh: “Xây trường học, bệnh viện, chăm sóc người nghèo, nâng đỡ các tù nhân, chữa lành những người đau ốm, yêu thương kẻ vô gia cư,… Đó chẳng phải người Công giáo chúng ta đang cố gắng diễn tả dung mạo của Đấng đầy lòng thương xót là chính Thiên Chúa, là Đức Giêsu Kitô hay sao?”

Cha kết luận: “Cuộc viếng thăm của ĐTC tại 2 quốc gia này là cuộc viếng thăm của Lòng Thương Xót. Nhưng LTX không chỉ dừng lại ở đất nước Cuba và Hoa Kỳ mà còn lan tỏa cho tất cả mọi người. Đó là Thiên Chúa luôn luôn tha thứ tội lỗi cho con người. ĐTC Phanxicô bảo: ‘Thiên Chúa không bao giờ biết mệt mỏi khi tha thứ tội lỗi cho con người’. Nhưng Thiên Chúa cũng đòi hỏi ở chúng ta khi đón nhận ơn tha thứ thì cũng phải có cuộc sống thánh thiện. Có như thế, chúng ta mới có thể đón nhận được những ân sủng trong kho tàng LTX”.

Riêng với 55 đoàn viên tuyên hứa trong thánh lễ hôm nay, Cha chủ tế nhắn nhủ: “Hôm nay, CĐ LCTX Gx Gò Mây tuyên hứa. Với ngày lễ này, các anh chị em phải là những người có cảm nhận rõ ràng nhất về LCTX. Muốn trở thành những chứng nhân của LCTX, các anh chị em trên hết và trước hết phải sống LCTX”.

Lời nhắn nhủ này chắc chắn sẽ là kim chỉ nam cho cuộc sống đức tin của những đoàn viên CĐ LCTX Gx, trên hết phải là các thành viên trong BCH, những người có trách nhiệm, bổn phận lèo lái sinh hoạt của Cộng đoàn theo đúng ý muốn của Giáo quyền.

Sau bài giảng là nghi thức Tuyên hứa các đoàn viên. Cha chủ tế làm phép huy hiệu LCTX. Các đoàn viên đọc kinh Tận Hiến và lời tuyên hứa trước Vị đại diện Hội Thánh. Huy hiệu LCTX được trao cho từng đoàn viên với lời công bố của Cha chủ tế: “Thay mặt Giáo hội, Cha công nhận từ nay các anh chị chính thức trở thành tông đồ của LCTX”.

Phần cuối của nghi thức Tuyên hứa được dành cho các thành viên trong Ban chấp hành. Cha chủ tế đọc danh sách 10 thành viên BCH (nhiệm kỳ 2015 – 2019):

Trưởng BCH: Ông Đa Minh Lương Văn Việt

Phó BCH: Ông Phanxicô Mai Quốc Trưởng

Page 34: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xót – 11/2015

34

Thư ký: Bà Maria Lưu Thị Thùy Trang

Thủ quỹ: Ông Phêrô Phạm Xuân Cử

Các Ủy Phụng tự:

- Bà Maria Phạm Thị Minh Thu

- Bà Maria Cao Thị Kim Hiên

- Bà Anna Tống Thị Mỹ Lan

- Bà Maria Phạm Thị Thơm

- Ông Giuse Khổng Duy Hoan

- Bà Maria Nguyễn Thị Lan

Mười thành viên long trọng đọc 3 lời hứa:

1) Vâng phục các mệnh lệnh của giáo quyền. 2) Sống trung thành với linh đạo LCTX là luôn luôn thỉnh cầu, thực hành và tín thác vào Lòng Thương Xót của Chúa. 3) Nhiệt thành làm tông đồ của LCTX để rao truyền và thiết lập Cộng đoàn Lòng Thương Xót của Chúa khắp nơi.

Thay mặt Giáo phận, Cha chủ tế trao Ủy nhiệm thư cho từng thành viên và công bố lời sai đi chính thức của Giáo hội: “Hãy đi rao giảng Tin mừng cho mọi người và làm chứng cho Lòng Thương xót của Chúa”.

Nghi thức Tuyên hứa và Ra mắt kết thúc. Các thành viên BCH được Cộng đoàn Dân Chúa đón nhận qua những tràng pháo tay vang dội.

Đại diện 55 đoàn viên, anh Đa Minh Lương Văn Việt, Trưởng BCH ngỏ lời cám ơn Quý cha, Quý khách và xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho CĐ LCTX Gx, cách riêng cho Tân BCH luôn chu toàn bổn phận để thúc đẩy phong trào sùng kính LCTX trong Gx ngày càng phát triển hơn.

Trước khi ban phép lành, Cha chủ tế gởi đến các đoàn viên CĐ LCTX Gx lời chúc mừng. Ngài căn dặn: các đoàn viên phải là những người diễn tả Dung Nhan LTX của Chúa Giêsu Kitô một cách trung thực nhất.

Thánh lễ kết thúc, thiết tưởng điều đọng lại trong lòng mọi người hẳn là một thánh lễ trang nghiêm và sốt sắng, một Cộng đoàn LCTX trẻ trung, tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần.

Page 35: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xot – 11/2015

35

Sau thánh lễ, chúng tôi (gồm đại diện BCH CĐ LCTX TGP, giáo hạt Tân Sơn Nhì) vào chào Cha chánh xứ Giuse. Ngài rất vui vẻ, niềm nở tiếp chúng tôi với tất cả sự thân mật, gần gũi. Ngài cho biết: CĐ LCTX Gx Gò Mây được hình thành từ sự tự phát của một số anh chị em giáo dân trong giáo xứ, vì lòng sùng kính LCTX, họ đã tập trung và đọc kinh Thương Xót hàng ngày trong nhà thờ (mỗi buổi đọc kinh Thương Xót, thường có khoảng 40 người tham dự). Nếu để phong trào ở dạng tự phát sẽ không có kết quả tốt. Do đó, ngài đã cho thành lập Cộng đoàn để sinh hoạt đúng theo quỹ đạo của Giáo Hội.

Được biết, hạt Tân Sơn Nhì hiện có 16/18 giáo xứ có nhóm cầu nguyện Lòng Chúa Thương Xót.

Đề cập đến những khó khăn của giáo xứ, Ngài nói: Gx Gò Mây nằm trên một địa bàn trải rộng, điểm xa nhất cách nhà thờ 6km, có nhiều giáo dân nhập cư nên công việc mục vụ gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, nhà thờ đã cũ kỹ, rất nhỏ so với số lượng giáo dân là 10.000 người. Vào các ngày Chúa nhật hay những ngày Lễ trọng, mỗi thánh lễ trung bình có 2.000 người, quá tải so với sức chứa của nhà thờ là tối đa 4 đến 5 trăm người. Giáo xứ đang chuẩn bị kế hoạch xây dựng lại nhà thờ, nhưng kinh phí chưa có. Khi xây dựng, mong nhận được sự quan tâm và lòng quảng đại của các mạnh thường quân.

CỘNG ĐOÀN LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT TGP SÀI GÒN

HÂN HOAN CHÚC MỪNG

TÂN BAN CHẤP HÀNH

CĐ LCTX GX GÒ MÂY, HẠT TÂN SƠN NHÌ

Nguyện xin Lòng Thương Xót của Chúa luôn đồng hành và nâng đỡ các anh chị trên con đường phục vụ giáo hội.

Page 36: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xót – 11/2015

36

TIN GIÁO HỘI

TỪ ĐẠI HỘI GIA ĐÌNH THẾ GIỚI 2015

CỘNG ĐOÀN VIỆT NAM DÂNG THÁNH LỄ TẠ ƠN

Vinh sơn Vũ Đình Đường

I. TỪ MUÔN PHƯƠNG NGƯỜI VIỆT VỀ ĐÂY:

Một dịp may hiếm có, nhân cơ hội cộng đồng tín hữu Việt Nam từ Quê nhà và khắp các quốc gia trên thế giới cùng 50 Tiểu bang Hoa Kỳ quy tụ về Thành phố Philadelphia tham dự Đại hội Thế giới về Gia Đình, nên trong ngày đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô về đây dự Đại hội, Liên đoàn Công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ kết hợp cùng 7 cộng đoàn Công giáo Việt Nam thuộc Tổng giáo phận Philadelphia đã tổ chức Thánh lễ Tạ ơn vào ngày thứ bảy 26.9.2015 dành riêng cho các Tín hữu Việt Nam tại The Aspira Headstart Center, 6301 N. Second St. Philadelphia, PA 19120. Theo chương trình, 10 giờ 00 mới có Thánh Lễ, nhưng từ sáng sớm nhiều người đã nô nức tuôn về địa điểm mong gặp gỡ Đồng hương, tìm lại người thân, trao đổi tin tức cho thỏa lòng mong ước.

Khởi đầu dự kiến tổ chức tại nhà thờ Thánh Helena, nơi Đức Ông Giuse Trịnh minh Trí làm Chính xứ, nhưng Ngôi thánh đường cổ kính có niên đại hơn 100 năm này, không đủ sức chứa số giáo dân đông đảo về tham dự, nên Ban Tổ chức đã phải dời về địa điểm nói trên, với sân bãi rộng lớn, phòng ốc đầy đủ tiện nghi, lại có hội trường chính với 1.386 ghế ngồi đi kèm với 2 phòng riêng bên cánh phải và cánh trái có màn hình trực tiếp Thánh lễ, cho số lượng người tới sau có chỗ ngồi dự lễ.

Từ cổng đi vào với hàng cờ phướn ngũ sắc cổ truyền tung bay trước gió đón chào, tiếp đến những tấm panô quảng bá cho Đại Hội Thế Giới Gia Đình dựng lên bao bọc xung quanh các gian hàng trưng bày vật dụng kỷ niệm, sách báo, ảnh tượng, quạt, áo, nón, băng nhạc của Ban Mục vụ Gia đình Tổng Giáo Phận Sài Gòn mang từ Quê hương sang, được du khách nhiệt tình mua bán ủng hộ tấp nập, trước khi bước vào hội trường tham dự buổi hội ngộ Đồng Hương mở đầu với Thánh Lễ Tạ Ơn.

II.- THÁNH LỄ TẠ ƠN CỦA CỘNG ĐOÀN DÂN CHÚA:

Trước giờ khai mạc, ngoài những hàng ghế dành riêng cho đoàn đồng tế, hội trường không còn một chỗ trống, kể cả những lối đi cũng chật cứng người đứng với sách lễ trong tay. Tượng Đức mẹ La Vang

Page 37: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xot – 11/2015

37

uy nghi cùng với hàng cờ các Hội đoàn Công giáo Tiến hành và huy hiệu Đại hội Thế giới Gia đình, bảng hiệu Liên đoàn CGVN được trưng bày trên lễ đài, hàng ghế dành cho Đức Hồng y, Quý Giám mục, Đức Ông và các Cha trong Ban chấp hành Liên đoàn CGVN tại Hoa Kỳ được sắp xếp hai bên cạnh bàn thờ

Thời điểm dâng lễ đã đến, Ông Giuse Đinh văn Chính, Chủ tịch Ban Thường vụ Liên đoàn CGVN Miền Trung Đông trân trọng nói lời chào mừng nồng nhiệt tới các Đấng bậc trong Giáo Hội và cộng đoàn Dân Chúa khắp nơi, đã đáp lời mời tới tham dự ngày họp mặt hôm nay đông đảo ngoài sự ước mong, thật là trân quý biết bao cho ban Tổ chức.

Ngoài hàng rào danh dự do các em Thiếu Nhi Thánh Thể đảm trách, còn có Hiệp Sĩ Đoàn Knights of Columbus gồm 30 người sẵn sàng kiếm trên tay, áo mũ chỉnh tề dàn chào Đoàn Đồng Tế tiến lên, trong khi Ca Đoàn tổng hợp trên 200 ca viên nổi bật một góc hội trường, nữ với đồng phục áo dài trắng thướt tha, Nam áo sơ mi trắng cà vạt đỏ, cùng hát vang bài ca nhập lễ: “Về nơi đây”.

Thánh lễ Tạ ơn với chủ đề “Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội” do Đức Hồng y Phêrô Nguyễn văn Nhơn, Tổng Giám Mục Hà Nội chủ tọa. Đức Cha Phaolô Bùi văn Đọc, Tổng Giám Mục Sài Gòn, Chủ tịch HĐGMVN chủ tế. Và đồng tế chính có Đức Cha Micael Hoàng đức Oanh-Giám Mục Komtum, Đức Cha Đa minh Mai thanh Lương-Giáo phận Orange, Hoa kỳ, Đức Cha Giuse Đặng đức Ngân-Giám mục Lạng Sơn, Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn mạnh Hiếu-Tổng Giáo phận Toronto, Canada, Đức Cha Giuse Châu ngọc Tri-Giám mục Đà Nẵng-chủ tịch Ủy ban Mục vụ Gia đình, Đức Cha Phaolô Nguyễn thái Hợp-Giám mục Vinh-chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình. Cùng đồng tế còn có 180 linh mục và 11 thầy phó tế phụ lễ. Hàng ghế đặc biệt dưới tam cấp trước lễ đài dành riêng cho hơn 70 sơ với tu phục các dòng về dự lễ.

Trong bài thuyết giảng sau Phúc Âm, Đức Cha chủ tế đã kêu gọi mọi người hiện diện: “... hãy tin tưởng vào tình yêu Thiên Chúa cho dù Gia đình có gặp khó khăn gian nan, hãy hy vọng trong niềm vui, vì xưa kia Đức Maria về ở nhà Thánh Gioan để cùng đồng hành với nhân loại, chắc chắn Mẹ sẽ cầu bầu cho chúng ta vượt qua mọi vất vả, thử thách trong đời sống nơi trần thế...”.

Thánh lễ tiếp diễn với lời nguyện giáo dân do 5 Thiếu nữ và 2 Thanh niên lên đọc, kế đến Dâng của lễ có 8 Bà Mẹ và 2 Ông Gia

Page 38: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xót – 11/2015

38

trưởng đảm trách. Phần hiệp lễ gồm 20 địa điểm cho rước lễ nhưng phải hơn 15 phút mới hoàn tất.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn văn Nhơn có đôi lời nhắn nhủ với Đàn Chiên, Ngài đã ân cần nhắc nhở về thành quả Đại hội vừa qua, cùng với tầm quan trọng “Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót” sẽ khai mạc vào ngày 8.12.2015 tới đây, gợi cho chúng ta thấy tình yêu bao la của Thiên Chúa đối với loài người. Đức Hồng Y còn cho biết thêm: “Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tặng sách Phúc Âm Thánh Luca cho một Gia đình Việt Nam tại Hà Nội đại diện Châu Á tại lễ Bế mạc ĐHGĐTG kỳ VIII. Thật là vinh dự nhưng cũng là một trách nhiệm của Giáo hội Việt Nam chúng ta”.

Kế tiếp Đức Tổng Giám mục Phaolô Bùi văn Đọc cũng nhắc nhở với Cộng đoàn về việc đóng góp xây dựng công trình Đền Thánh Đức Mẹ La Vang và cũng không quên cảm ơn Ban Chấp hành Liên Đoàn Công giáo Việt Nam tại Hoa kỳ, và Cộng đoàn Việt Nam ở địa phương Tổng Giáo Phận Philadelphia, cách riêng Đức Ông Trí chủ tịch đã làm cầu nối giúp cho các Phái đoàn Việt nam ở khắp nơi về tham dự ĐHTGGĐ thuận tiện trên mọi phương diện, ăn ở, đưa đón thật tươm tất, “Cho khách đỗ Nhà” một cách chu đáo, tuyệt vời.

Sau đó Đức Ông Giuse Trịnh Minh Trí nhân danh chủ tịch Liên đoàn CGVN tại Hoa Kỳ dâng lời cảm tạ hàng Giáo phẩm Việt Nam, Đức Hồng y, các Đức Giám Mục, Quý Đức Ông, Quý Linh mục, Tu sĩ và Cộng đoàn đến tham dự Thánh lễ đặc biệt hôm nay và Đức Ông còn cho biết: “... Số lượng người Việt Nam tham dự ĐHTG về GĐ thật đông đảo, chiếm 10 % tổng số người tham dự. Nếu so sánh, Việt nam sẽ bằng 25 Quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha cộng lại, đã cho Thế giới thấy sự trưởng thành và sức mạnh đức tin của người Công giáo Việt nam trong tầm vóc Quốc Tế, nên tiếng Việt trở thành 1 trong 5 ngôn ngữ chính trong Đại Hội kỳ này”.

Khi Vị Chủ tế ban phép lành sau cùng Thánh lễ Tạ ơn, đồng hồ điểm 11 giờ 30. Trong khi đoàn Đồng tế chụp hình kỷ niệm, Ca đoàn và toàn thể Cộng đoàn hiện diện cùng đứng lên cất cao tiếng hát bài: “Nữ Vương Hòa Bình” của nhạc sư Hải Linh. Thánh lễ đã hoàn tất tốt đẹp trong niềm cảm xúc của mọi người.

III. CUỘC GẶP GỠ ĐỒNG HƯƠNG TRÀN ĐẦY NIỀM VUI:

Thánh lễ kết thúc, sau những màn ríu rít chụp ảnh ghi lại những bức hình kỷ niệm, mọi người được mời xuống hội trường tham dự bữa ăn trưa thân mật, do cộng đoàn Giáo dân Việt nam Tổng Giáo

Page 39: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xot – 11/2015

39

phận Philadelphia khoản đãi. Những cô gái xinh xắn, các em Thiếu nhi Thánh thể, trong ban Tiếp tân ân cần vui vẻ đón tiếp, mời thực khách vào bàn cùng với những ổ bánh mì thịt, các đĩa xôi gấc đẹp mắt, bên cạnh chai nước có in hình Đức Thánh Cha, được trao tận tay mỗi người làm kỷ niệm.

Quang cảnh Hội trường thật đông vui, thêm ban Văn nghệ do Cha Tiến Lộc điều khiển giúp vui, ai cũng thấp thỏm, ăn uống cho mau, để rồi kẻ đi qua, người chạy lại, tìm gặp thân nhân bạn hữu, tay bắt mặt mừng, trao đổi tin tức, tâm sự thăm hỏi chuyện gia đình thân tộc, chuyện xứ đạo, chuyện làng nước Quê hương, việc chung việc riêng, xa xứ lâu rồi nay Đồng Hương mới có dịp gặp nhau nơi đất khách quê người, tâm tình to nhỏ tưởng chừng không bao giờ dứt.

Chuyện trò, ăn uống, gặp gỡ vui mừng bên nhau, rồi cũng phải bịn rịn chia tay, Ban Tổ chức có lời cảm ơn cùng nguyện xin Thiên Chúa toàn năng và Mẹ La Vang ban sức khỏe, bình yên cho mọi người được an toàn khi trở về Cộng đoàn Giáo xứ và Gia quyến, sau một chuyến du lịch hiếm có trong đời.

Viết tại Philadel phia, ngày 27.9.2015

CHÚC MỪNG CỘNG ĐOÀN LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

Tổng Giáo Phận Sài Gòn

Kính Chúc Mừng:

LM PHÊRÔ NGUYỄN VĂN GIÁO

Bề trên Dòng Đức Bà Chúa Ba Ngôi

Thêm sứ vụ mới:

TỔNG LINH HƯỚNG PHONG TRÀO CURSILLO

TGP SÀIGÒN - TP.HCM

Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn đồng hành cùng Cha trên mọi bước đường Mục tử.

Page 40: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xót – 11/2015

40

DIỄN ĐÀN

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

Ngày 1 tháng 11, toàn thể Giáo hội mừng kính trọng thể Các Thánh Nam Nữ ở trên trời. Có thể nói ngày hôm đó là ngày hội lớn, ngày vui mừng hân hoan của tất cả mọi thành phần con cái trong đại gia đình Giáo hội.

Mừng kính các thánh, nghĩa là mừng kính những người đang sống sự sống của Thiên Chua, những vị đang hưởng phúc vinh quang tràn đầy trước tòa cao sang của Chúa Ba Ngôi trên thiên đàng.

Hỏi: Thiên đàng là gì? Thiên đàng là nơi đầy dẫy những sự vui vẻ vô cùng,

mà phúc nhất trên thiên đàng là được xem thấy mặt Đức Chúa Trời liên (Sách Bổn Hà Nội tr. 21). Thiên đàng là nơi người ta yêu thương nhau, là nơi chỉ còn tình yêu là đáng kể, nơi có Thiên Chua là Cha và mọi người là anh em với nhau, nơi không còn chết chóc, chiến tranh, hận thù và nước mắt. Trái lại chỉ có hòa thuận và thương yêu, các thánh là những người đã đạt tới hạnh phúc đó.

Hỏi: Các thánh là ai vậy? Là những người không bằng lòng với sự kém cỏi; với những biện pháp nửa vời. Các thánh là những người đói và khát sự công chính, theo ngôn ngữ Kinh Thánh là khát khao sự thánh thiện. Vì khao khát nên Thiên Chua đã cho các ngài thỏa chí toại lòng đúng như mối phúc trong Tin Mưng tuyên bố: “Phúc cho những ai đói khát điều công chính, vì họ sẽ được no thoả” (Mt 5, 6).

Chi tiết trong bài đọc thứ nhất của ngày lễ giúp chúng ta hiểu thêm các thánh là ai. Các thánh là “những người giặt áo và tẩy áo trắng trong máu Con Chiên” (Kh 7, 14). Như thế, sự thánh thiện mà các ngài

Page 41: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xot – 11/2015

41

có được là từ Chúa Kitô. Trong Cựu Ước, làm thánh có nghĩa là “tách biệt” khỏi tất cả những gì ô uế. Chữ “thánh” có nghĩa chung là “kitô hữu”, hợp thành cộng đoàn qui tụ chung quanh Đức Giêsu làm thành Dân thánh. Sự thánh tách khỏi sự phàm tục. Các thánh tràn đầy sự thánh, còn người phàm mang đầy sự phàm. Các thánh là những người đã được Thiên Chua làm gia nghiệp.

Hỏi: Các thánh làm gì trên thiên đàng? Câu trả lời cũng được tìm thấy trong Bài đọc I: “Họ đứng trước ngai vàng và trước mặt Con Chiên, mình mặc áo trắng tinh, tay cầm nhành lá thiên tuế. Họ lớn tiếng tung hô rằng: “Kính lạy Thiên Chúa chúng tôi, Đấng ngự trên ngai vàng, và Con Chiên”. Ca đoàn các ngài được Đức Mẹ Maria hướng dẫn, Mẹ tiếp tục thánh thi ca ngợi của Mẹ trên trời, “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa…” (Lc 1, 46). Chính trong sự ca ngợi này mà các thánh gặp được hạnh phúc và niềm vui của, “Thần trí tôi hơn hở vui mừng trong Chúa Đấng Cứu Độ tôi” (Lc 1, 47). Vinh quang và hạnh phúc của Thiên Chúa ngập tràn các ngài.

Hỏi: Các thánh mặc áo gì? Các thánh mặc áo chùng trắng, giặt áo mình trong máu Con Chiên. Các thánh mặc áo đỏ, mặc áo theo con đường tử đạo của Đưc Kitô. Các thánh mặc áo xanh vì đã xây dựng hòa bình, yêu thương và phục vụ công bình đạo lý. Các thánh mặc áo vàng khi tham dự vào chức huy hoàng của Đức Kitô, và hy vọng vào Thiên Chúa.

Hỏi: Các thánh là bao nhiêu? Sách Khải Huyền nói: “số người được đóng ấn là một trăm bốn mươi bốn ngàn người, thuộc mọi chi tộc Israel” (Kh 7, 4). Tôn chỉ của họ là Tám Mối Phúc Thật. Phúc cho những ai hiền lành, nghèo khó; họ là những người khóc lóc nay tìm được sự ủi an ở nơi Thiên Chua; họ là những người biết thương xót người nay được Chúa xót thương; họ là những người trong sạch nay được nhìn thấy Thiên Chua; họ là những người xây dựng hòa bình nên được gọi là con Thiên Chua; họ là những người bị bắt bớ, “họ là những người từ đau khổ lớn lao mà đến” (Kh 7, 14). Họ là các Tổ phụ, các Tiên tri, các Tông đồ, Tử đạo, Đồng trinh, Hiển tu, Ẩn tu.

Tuy nhiên nếu con số chỉ có thế thôi, thì quả là một điều đáng lo sợ, bởi vì người tín hữu như ta đâu có hy vọng được vào sổ những người đó? Vậy con số đó là thế nào? Số một trăm bốn mươi bốn ngàn là con

Page 42: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xót – 11/2015

42

số biểu tượng cao đầy đủ, chỉ những người được cứu rỗi. Theo hệ thống đếm của người Do thái, một người có thể đếm cao tới mười hai ngàn. Mười hai ngàn nhân với mười hai, thành một trăm bốn mươi bốn ngàn, một con số cao trọn vẹn tuyệt đối, chứ không phải chỉ theo nghĩa đen là một trăm bốn mươi bốn ngàn mà thôi.

Thánh Gioan đã nhìn thấy: “Đoàn người đông đảo không thể đếm được, họ thuộc đủ mọi nước, mọi chi họ, mọi dân tộc và mọi thứ tiếng” (Kh 7, 9). Họ thuộc đủ mọi thành phần và mọi tầng lớp trong xã hội. Ðó là lí do tại sao Giáo hội thiết lập ngày lễ các thánh, để mừng kính chung các thánh gồm cả các thánh không tên tuổi, trong đó phải có tổ tiên, họ hàng gần xa của mỗi chúng ta.

Giáo hội mừng kính toàn thể các thánh, có những vị rõ ràng là thánh, những vị được tôn phong hiển thánh, những vị có tên trong kinh cầu các thánh với đỉnh cao sáng rực. Nhưng cũng nhớ và kính mừng những vị thánh chìm sâu trong lòng đất, trong xác thịt mồ hôi nước mắt của kiếp người. Vì mọi người đều được kêu gọi nên thánh trong Đức Kitô. Các thánh đã đạt tới hạnh phúc đó, giờ đây trên thiên quốc vui mừng hân hoan tận hưởng phần thưởng trọng đại Chúa dành cho các ngài. Đó cũng là niềm hy vọng của tất cả chúng ta đang sống phận lữ hành tiến về quê trời vinh phúc.

Mừng kính các thánh, chúng ta cậy nhờ các ngài nguyện giúp cầu thay cho chúng ta bao lâu còn sống ở đời tạm này, biết noi gương các ngài sống hiến chương Nước Trời, thực hành Tám Mối Phúc như Chúa Giêsu dạy, để mai sau cũng được Chúa ân thưởng thiên đàng.

Với niềm hy vọng, cùng với gương sáng và sự trợ giúp của các thánh, chúng ta cũng có thể làm thánh, và phải nên thánh bằng cách tự thánh hóa bản thân như các thánh đã làm, tức là sống theo tinh thần và mệnh lệnh của Tin Mưng là: hiền lành, bác ái, hòa thuận, trong sạch, với tâm hồn luôn hướng về những thực tại siêu nhiên, chịu đựng những vất vả, đau khổ tự nhiên hay do người khác mang đến, luôn tìm kiếm Chúa và cố gắng sống phù hợp với thánh ý Chúa.

Được như thế, chúng ta có thể “vui mừng hân hoan vì phần thưởng của chúng ta sẽ trọng đại ở trên trời như Các Thánh hiện nay là những anh em chúng ta đang ca tụng Chúa muôn đời” (Mt 5, 12a).

Lạy Các Thánh Nam Nữ của Thiên Chua, xin cầu cho chúng con. Amen.

Page 43: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xot – 11/2015

43

TRẦM THIÊN THU

Cầu hồn – Trăm nhớ ngàn thương

Bao người khắc khoải ở trong Luyện Hình

Cúi xin Thiên Chúa thương tình

Thứ tha cho hưởng phúc vinh muôn đời

Chúng ta có hai nỗi nhớ: Nhớ các thánh và nhớ các linh hồn. Lễ các

thánh (All Saints, cũng gọi là All Hallows hoặc Hallowmas) trước ngày lễ hội Hallowe'en, được cả Công giáo Rôma và Anh giáo cử hành vào ngày 1-11, ngày nay gọi là Lễ Cầu Hồn.

Đây là dịp để các tín hữu nhớ tới các thánh, hữu danh và vô danh. Các tín hữu nên tham dự Thánh Lễ và nên kiêng việc xác.

Nhớ các thánh vào dịp này là truyền thống hàng năm có từ thế kỷ IV, nhưng đến năm 609 ĐGH Boniface IV mới chính thức cho kính nhớ cả các thánh tử đạo. Ngày 13-5 được ấn định là ngày kính nhớ các Thánh Tử Đạo. về sau, năm 837, ĐGH Grêgôriô IV mở rộng lễ này là lễ kính nhớ tất cả các thánh (kể cả các thánh tử đạo) và kính nhớ vào ngày 1-11. Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời được cử hành vào ngày 2-11, nếu trùng Chúa Nhật hoặc lễ trọng thì cử hành lễ cầu hồn vào ngày 3-11.

Theo nền tảng thần học, các linh hồn đã qua đời nhưng chưa sạch hết tội nhẹ, chưa được hưởng Tôn Nhan Thiên Chúa. Họ không còn làm được gì cho mình, thế nên họ cần những người còn sống cầu thay nguyện giúp, hy sinh và làm việc bác ái thay cho họ, xin lòng thương xót của Chúa tha phần phạt cho họ.

Thời Giáo hội sơ khai, tên những người đã qua đời được ghi vào sách. Thế kỷ VI, điều này trở thành thói quen tại các Tu viện Bênêđictô tại Whitsuntide để tưởng nhớ những người đã qua đời. Tại Tây Ban Nha, thời Thánh Isidore (†636), có ngày tưởng niệm này vào Chúa Nhật Sáu Mươi (Sexagesima Sunday) hoặc trước lễ Ngũ Tuần (Pentecost). Tại Đức quốc, theo chứng cớ của Tu viện trưởng Widukind (Tu viện Corvey, khoảng năm 980), nghi lễ tưởng niệm này được cử hành vào ngày 1-10. Điều này được Giáo hội phê chuẩn. Thánh Odilo Cluny (†1048) truyền cầu nguyện cho các tín hữu đã qua

Page 44: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xót – 11/2015

44

đời hàng năm tại các tu viện của hội dòng. Từ đó, thói quen tốt lành này lan rộng sang các hội dòng khác như Dòng Bênêđictô và Carthusian.

Đối với các giáo phận, Lìege là giáo phận đầu tiên có thói quen cầu

hồn, thời ĐGM Notger (†1008). Điều này có ghi trong sách Tử Đạo của Thánh Protadius Besançon (1053-1066). ĐGM Otricus (1120-25) đưa thói quen cầu hồn tới Milan, cử hành vào ngày 15-10. Tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và Châu Mỹ Latin, các linh mục dâng 3 Thánh Lễ vào ngày này. Sau đó, ĐGH Leo XIII cho áp dụng thói quen tốt lành này trong Giáo hội hoàn vũ. Ngài không phê chuẩn nhưng truyền cử hành lễ cầu hồn đặc biệt vào Chúa Nhật 30-9-1888.

Theo nghi lễ Hy Lạp, việc tưởng niệm này được tổ chức vào thứ Bảy trước Chúa Nhật Sáu Mươi, hoặc vào ngày trước lễ Ngũ Tuần. Người Armenia cử hành lễ Vượt Qua của người chết vào sau lễ Phục Sinh. Luyện ngục hoặc luyện hình (La ngữ là “purgare” – làm cho sạch, tẩy rửa) phù hợp với giáo lý Công giáo về việc hình phạt tạm đối với những người chết trong ơn nghĩa của Chúa, nhưng chưa sạch hết tội nhẹ.

Đức Tin Công giáo quan tâm Luyện hình được mô tả rõ ràng trong sắc lệnh Hiệp Nhất (Laetentur Caeli) của Công đồng Florence (Mansi, t. XXXI, col. 1031), thời ĐGH Eugenius IV (1383–1447), và trong 3 sắc lệnh của Công đồng Trentô (Sess. XXV). Giáo hội Công giáo được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, từ Kinh Thánh và truyền thống cổ của các Giáo phụ truyền dạy qua các Công đồng, gần đây là Công nghị Đại kết (Sess. VI, cap. XXX; Sess. XXII cap.ii, iii). Giáo hội dạy có Luyện hình, các linh hồn ở đó được giúp đỡ nhờ lời cầu nguyện của các tín hữu, nhưng chủ yếu nhờ Của Lễ Hy Sinh dâng trên bàn thờ.

HÌNH PHẠT TẠM – Vì phạm tội, hình phạt tạm vẫn còn sau khi tội đã được Thiên Chúa thứ tha. Điều này rõ ràng trong giáo huấn của Kinh Thánh. Thiên Chúa thực sự kéo con người ra khỏi sự bất tuân ban đầu và cho con người sức mạnh mà thống trị muôn vật muôn loài (Kn 10:2), nhưng vẫn bị phạt là “phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất” (St 3:19). Thiên Chúa tha thứ tính đa nghi của Môsê và Aaron, nhưng hình phạt vẫn ảnh hưởng “Đất Hứa” (Ds 20:12). Thiên Chúa “lấy đi” tội lỗi của Đa-vít, nhưng con của ông vẫn bị phạt (chết) vì ông đã cả gan khinh thị Thiên Chúa (2 Sm 12:13-14). Trong Tân Ước và Cựu Ước, việc bố thí và ăn chay, kể cả việc đền tội là hoa trái của lòng sám hối (Mt 3:8; Lc 3:3; Lc 17:3). Toàn bộ hệ thống sám hối của Giáo hội chứng tỏ rằng sự tự nguyện đền tội luôn

Page 45: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xot – 11/2015

45

là sự sám hối, và Công đồng Trentô (Sess. XIV, can. xi) nhắc các tín hữu nhớ rằng Thiên Chúa không miễn giảm toàn bộ hình phạt vì tội lỗi và lầm lỗi. Thiên Chúa đòi hỏi sự đền tội, giáo lý này liên quan như hệ lụy cần thiết khi tin rằng người có tội chưa đền tội đủ ở trần gian sẽ có thể bị phạt ở một thế giới khác – tức là Luyện hình, nhưng không phải xa cách Chúa mãi mãi, sẽ có lúc được hưởng Tôn Nhan Ngài.

KHINH TỘI – Mọi tội lỗi không giống nhau trước mặt Chúa, có khinh tội (tội nhẹ) và trọng tội (tội nặng), và tùy mức độ. Mặt khác, bất cứ ai ra trước mặt Chúa đều phải tinh tuyền vì “mắt của Ngài thật quá tinh tuyền không thể chịu được điều gian ác” (Kbc 1:13). Đối với các tội lỗi chưa được sám hối lúc chết thì phải chịu hình phạt tạm, Giáo hội luôn dạy giáo lý này về Luyện hình. Niềm tin này đã ăn sâu vào con người và được người Do Thái chấp nhận, ít là ở những người ngoại, và đã có từ lâu trước khi có Kitô giáo ("Aeneid", VI, 735 sq.; Sophocles, "Antigone", 450 sq.).

LỖI LẦM – Epiphanius (Haer., lxxv, P.G., XLII, col. 513) than phiền về việc Aërius (thế kỷ IV) dạy rằng việc cầu nguyện cho người chết là vô ích. Thời Trung cổ, giáo lý về Luyện hình bị bác bỏ bởi những người theo các tà thuyết Albigenses, Waldenses và Hussites. Thánh Bênađô (Serm. lxvi in Cantic., P.L. CLXXXIII, col. 1098) nói rằng có những người từ chối sự hiện hữu của Luyện hình và ích lợi của việc cầu nguyện cho người chết. Đã có nhiều người Hy Lạp tranh luận sôi nổi về vấn đề Luyện hình. Có vẻ sự khác biệt giữa các ý kiến là không quan tâm sự hiện hữu của Luyện hình nhưng lại quan tâm bản chất “lửa thanh tẩy” của Luyện hình; Thánh Thomas Aquinas đã chứng tỏ sự hiện hữu của Luyện hình khi bình luận chống lại các sai lầm của người Hy Lạp, và Công đồng Florence cũng cho rằng cần xác định niềm tin của Giáo hội về vấn đề này (Bellarmine, "De Purgatorio", lib. I, cap. i). Chính Thống giáo hiện đại cũng từ chối Luyện hình, mâu thuẫn trong việc thúc đẩy niềm tin.

Ngay từ đầu thời kỳ Cải Cách đã có sự đắn đo về phần của Luther (Cuộc Tranh Luận Leipzig), xem có nên giữ giáo lý đó hay không, nhưng họ đã bất đồng ý kiến. Việc từ chối Luyện hình của các nhà cải cách đã lan tràn thế giới, và Calvin đã giới hạn vị trí của Công giáo

mà cho rằng “Thập Giá của Đức Kitô loại bỏ điều hư cấu để số phận bị xói mòn và phá hủy đức tin của chúng ta” (Institutiones, lib. III, cap. v, 6). Tin Lành hiện đại tránh dùng chữ “luyện hình”, nhưng lại thường xuyên dạy giáo lý về “tình trạng ở giữa”, Martensen ("Giáo

Page 46: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xót – 11/2015

46

lý Kitô giáo", Edinburgh, 1890, trang 457) viết: “Nếu không có linh hồn nào rời nơi này trong tình trạng hoàn hảo và được chuẩn bị, chúng ta phải nghĩ rằng có tình trạng trung gian, nơi có sự phát triển không ngừng (?), ở đó các linh hồn được chuẩn bị cho cuộc phán xét cuối cùng” (Farrar, “Lòng Thương Xót và Cuộc Phán Xét”, London, 1881, cap. iii).

CHỨNG CỚ – Giáo lý Công giáo về Luyện hình dạy rằng một số người chết khi còn các tội nhỏ mà chưa sám hối sẽ chịu hình phạt tạm vì chưa đền tội ở đời này. Chứng cớ về vị trí của Công giáo, cả trong Kinh Thánh và Tông truyền, nối kết với việc cầu nguyện cho người chết. Về lý do cầu nguyện cho người chết, nếu không tin vào sức mạnh của lời cầu nguyện có thể an ủi những người chưa được hưởng Tôn Nhan Chúa? Việc cầu nguyện cho người chết và sự hiện hữu của nơi thanh luyện được đề cập trong các văn bản cổ nhất của các giáo phụ, xác định các lý do để cứu giúp các linh hồn. Wilpert ("Roma Sotteranea", I, 441) kết luận chương 21: “Việc nguyện giúp cầu thay cho các linh hồn được Thiên Chúa lắng nghe, các linh hồn sẽ được vào nơi ánh sáng”.

CỰU ƯỚC – Truyền thống Do Thái có ghi rõ ràng trong sách Macabê: “Ông Giu-đa quyên được khoảng hai ngàn quan tiền, và gửi về Giê-ru-sa-lem để xin dâng lễ đền tội; ông làm cử chỉ rất tốt đẹp và cao quý này vì cho rằng người chết sẽ sống lại. Thực thế, nếu ông không hy vọng rằng những chiến binh đã ngã xuống sẽ sống lại, thì cầu nguyện cho người chết quả là việc dư thừa và ngu xuẩn. Nhưng vì ông nghĩ đến phần thưởng rất tốt đẹp dành cho những người đã an nghỉ trong tinh thần đạo đức. Đó là lý do khiến ông đến dâng lễ tế đền tạ cho những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi” (2 Mcb 12:43-46). Vào thời Macabê, những người lãnh đạo dân Chúa không ngần ngại xác nhận tính hiệu quả của việc cầu nguyện cho người chết, những người có thể được tha tội và hy vọng được sống đời đời.

TÂN ƯỚC – Có vài đoạn trong Tân Ước cho thấy tình trạng thanh luyện sau khi chết. Chúa Giêsu tuyên bố: “Ai nói phạm đến Con Người thì được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần sẽ chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau” (Mt 12:32). Theo Thánh Isidore Seville (Deord. creatur., c. xiv, n. 6), các từ ngữ này chứng tỏ rằng “một số tội lỗi sẽ được tha thứ và được thanh tẩy bằng lửa thanh luyện”. Thánh Augustinô cũng nói rằng “một số tội nhân không được tha đời này hoặc đời sau thì cũng chẳng ai chắc, mặc dù không được tha đời

Page 47: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xot – 11/2015

47

này thì vẫn được tha đời sau” (Thành Phố của Thiên Chúa, XXI.24). Cách hiểu tương tự cũng được Thánh Grêgôriô Cả đưa ra (Dial., IV, xxxix), kể cả Thánh Bede, Thánh Bênađô (Sermo lxvi in Cantic., n. 11) và các thần học gia nổi trội.

Thánh Phaolô cho biết: “Vì không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Giêsu Kitô. Người ta có thể dùng vàng, bạc, đá quý, gỗ, cỏ, rơm mà xây trên nền đó. Nhưng công việc của mỗi người sẽ được phơi bày ra ánh sáng. Thật thế, Ngày của Chúa sẽ cho thấy công việc đó, vì Ngày ấy tỏ rạng trong lửa; chính lửa này sẽ thử nghiệm giá trị công việc của mỗi người. Công việc xây dựng của ai tồn tại trên nền thì người ấy sẽ được lĩnh thưởng. Còn công việc của ai bị thiêu huỷ thì người ấy sẽ phải thiệt. Tuy nhiên, bản thân người ấy sẽ được cứu, nhưng như thể băng qua lửa” (1 Cr 3:11-15).

Nhiều giáo phụ và thần học gia đưa ra chứng cớ về “tình trạng trung gian” mà tội lỗi sẽ được tha thứ, và rồi linh hồn sẽ được cứu độ. Theo Bellarmine (De Purg., I, 5), đó là cách hiểu phổ biến của các giáo phụ và các thần học gia. Trong số đó có các thánh: Ambrôsiô (Sermo xx trong Ps. cxvii), Giênônimô (Chú giải sách Amos, c. iv), Augustinô (Chú giải về Tv 37), Grêgôriô (Dial., IV, xxxix), Origen (Hom. vi in Exod.), và Thomas Aquinas (Contra Gentes, IV, 91).

TRUYỀN THỐNG – Giáo lý dạy rằng nhiều người chết mà vẫn phải chịu thanh luyện,

cầu nguyện cho họ là giúp đỡ họ theo truyền thống Kitô giáo từ thời sơ khai. Trong “De Corona Militis”, Giáo phụ Tertullian (khoảng năm 160-225) đề cập việc cầu nguyện cho người chết là quy định của Tòa Thánh (Apostolic ordinance), và trong “De Monogamia” (chương 10), ngài khuyên các phụ nữ góa bụa “cầu nguyện cho linh hồn của chồng, xin sự an nghỉ cho chồng và sớm được phục sinh”. Ngài cũng khuyên “dâng lễ đền tội cho chồng vào ngày giỗ”, và ngài kết án phụ nữ đó không chung thủy nếu không giúp đỡ linh hồn của chồng.

Giáo lý về Luyện hình rất rõ ràng. Nếu một người chết khi còn mắc tội nhẹ, họ phải vào lửa thanh luyện để chuẩn bị vào Vương Quốc của Thiên Chúa, nơi không thể có chút gì ô uế: “Không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Giêsu Kitô. Người ta có thể dùng vàng, bạc, đá quý, gỗ, cỏ, rơm mà xây trên nền đó. Nhưng công việc của mỗi người sẽ được phơi bày ra ánh sáng. Thật thế, Ngày của Chúa sẽ cho thấy công việc đó, vì Ngày ấy tỏ rạng

Page 48: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xót – 11/2015

48

trong lửa; chính lửa này sẽ thử nghiệm giá trị công việc của mỗi người” (1 Cr 3:11-13).

Thánh Cyril thành Giêrusalem (Mystagogical Catechesis V.9) mô tả: “Chúng ta cầu nguyện cho những người đã qua đời trong tình hiệp nhất, chúng ta tin rằng các linh hồn mà chúng ta cầu nguyện sẽ được giảm bớt đau khổ nhờ Của Lễ dâng trên bàn thờ”. Thánh Grêgôriô thành Nyssa (P.G., XLVI, col. 524, 525) nói rằng sự yếu đuối của con người được thanh luyện ở đời này bằng lời cầu nguyện và sự khôn ngoan, hoặc được đền tội bằng lửa thanh luyện: “Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người an nghỉ trong Đức Kitô, Thiên Chúa sẽ tha thứ tội lỗi cho họ nhờ lòng thương xót và nhận họ vào lòng Áp-ra-ham, cùng với các thánh, những người đã sống đẹp lòng Chúa ở đời này” (P.G. I, col. 1144).

Giáo huấn của các giáo phụ và các nghi lễ được áp dụng trong Phụng vụ của Giáo hội. Trên mộ của các tín hữu thời Giáo hội sơ khai có khắc chữ “hy vọng”, chữ xin được nghỉ yên. Thế kỷ IV, Thánh Ambrôsiô nói về sự hiện hữu của Luyện hình trong bài giảng lễ an táng (De obitu Theodosii): “Lạy Chúa, xin cho tôi tớ Chúa là Theodosius được nghỉ yên trong Chúa chuẩn bị hợp đoàn cùng các thánh... Con yêu mến linh hồn này, xin cho người này được vào đất của những người sống” (P.L., XVI, col. 1397).

Thánh Augustinô mô tả hai tình trạng của con người: “Một số người qua đời, không quá xấu xa để không được hưởng lòng thương xót, cũng chưa đủ tốt để được hưởng ngay phúc trường sinh, họ sẽ sống lại sau khi chịu thanh luyện” (Thành Phố của Thiên Chúa, XXI.24). Họ được hưởng lợi ích nhờ lời cầu nguyện của các tín hữu và việc cử hành các mầu nhiệm, họ được thanh luyện nhờ Của Lễ “được chấp nhận trên Núi Thánh của Thiên Chúa”.

LUYỆN HÌNH – Cầu nguyện cho các linh hồn là chúng ta dâng các hy sinh cho họ được lòng thương xót của Thiên Chúa thứ tha tội lỗi và được nhận vào lòng Áp-ra-ham (Hiến Pháp Tòa Thánh). Thánh Augustinô (Thành Phố của Chúa XXI.13, 16) nói rằng hình phạt nơi Luyện hình chỉ tạm thời và sẽ hết, ít nhất là vào ngày Chung Thẩm, nhưng hình phạt tạm có thể được chịu ngay ở đời này hoặc sau khi chết.

Các linh hồn không quá xấu để phải bị án phạt đời đời, cũng chưa đủ tốt để có thể hưởng hạnh phúc đời đời, họ phải xa cách Chúa một thời gian để được thanh luyện, chắc chắn họ sẽ được hưởng phúc trường sinh. ĐGH Leo X đã nói như vậy trong sắc lệnh “Exurge

Page 49: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xot – 11/2015

49

Domine” (Xin Chúa Xuất Hiện, ban hành ngày 15-6-1520) sau khi ngài kết tội sai lầm đối với Martin Luther.

Trong số 38 của sắc lệnh “Exurge Domine”, ĐGH Leo X nói: “Nec probatum est ullis aut rationibus aut scripturis ipsas esse extra statum merendi aut augendae caritatis” (Không có chứng cớ Kinh Thánh nói rằng họ [các linh hồn nơi Luyện hình] không xứng đáng hưởng lòng khoan dung).

Thánh Augustinô (Chú giải về Tv 37, số 3) nói về đau khổ trong lửa thanh luyện ghê gớm hơn mọi thứ đau khổ trên thế gian này (P.L., col. 397). Thánh Grêgôriô Cả nói về những người chết “sẽ đền tội bằng lửa thanh luyện, và loại đau khổ này dữ dội hơn mọi thứ đau khổ chúng ta có thể chịu ở đời này” (Ps. 3 poenit., n. 1). Thánh Thomas Aaquinas (IV, dist. xxi, q. i, a.1) dạy rằng ngoài việc phải xa cách Chúa, có loại hình phạt khác bằng lửa. Các ngài không biết rõ lửa này ảnh hưởng các linh hồn như thế nào, nhưng là điều có thật. Công đồng Trentô truyền cho các giám mục “đừng đặt ra các vấn đề khó khăn, mơ hồ, không giúp khai sáng, và đừng bàn luận các vấn đề không làm tăng lòng sùng kính” (Sess. XXV, “De Purgatorio”).

Kinh Thánh và các giáo phụ đều truyền phải cầu nguyện và dâng lễ cho những người qua đời, Công đồng Trentô (Sess. XXV, “De Purgatorio”) không chỉ nói về sự hiện hữu của Luyện hình mà còn nói rằng “các linh hồn ở đó được giúp đỡ nhờ lời nguyện giúp cầu thay của các tín hữu và lễ hy sinh trên bàn thờ”. Những người còn sống vẫn hiệp thông với các linh hồn nơi Luyện hình, đó là giáo huấn sớm nhất của Kitô giáo.

ÂN XÁ – Công đồng Trentô (Sess. XXV) xác định rằng ân xá “ích lợi nhất đối với các Kitô hữu” và “được duy trì trong Giáo hội”. Các thần học gia Công giáo nói: “Ân xá có thể áp dụng cho các linh hồn nơi Luyện hình, ân xá có hiệu lực cho họ nhờ sự nguyện giúp cầu thay” (per modum suffragii). Điều kiện lãnh ân xá là xưng tội, rước lễ, và cầu nguyện theo ý Đức giáo hoàng. Hãy hy sinh và nhường các ân xá cho các linh hồn để họ sớm được hưởng Tôn Nhan Thiên Chúa, đặc biệt trong Tháng Mười Một – Tháng Cầu Hồn.

Hãy nghe nỗi niềm thao thức của các linh hồn: “Như nai rừng mong mỏi tìm về suối nước trong, hồn con cũng trông mong được gần Ngài, lạy Chúa. Linh hồn con khao khát Chúa Trời, là Chúa Trời hằng sống. Bao giờ con được đến vào bệ kiến Tôn Nhan?” (Tv 42:2-3).

(Lược dịch từ NewAdvent.org)

Page 50: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xót – 11/2015

50

Gioan Long Vân, giáo xứ Nhân Hòa

Dẫu biết trước rằng ngày giờ ra đi của Giuse Mai Văn Thị là điều không sớm thì muộn cũng sẽ đến. Nhưng tôi không khỏi bàng hoàng, xúc động khi nhận được tin nhắn của Kiên vào lúc 2g25, chiều Chủ nhật ngày 04 tháng 5 năm 2015, khi đang chuẩn bị đi lễ. Kiên chuyển lại mẫu tin bằng tiếng Anh do Đinh Việt Tiến gởi từ Mỹ về, báo tin “Joseph Mai van Thi passed away at 9am Friday, 1 May 2015 in Maple Ridge, BC., Canada. Tien”. Dẫu biết rằng chuyện gì đến sẽ đến, nhưng tôi không khỏi thẩn thờ, quay quắt trong lòng giây lát khi đón nhận tin buồn này. Thị ra đi thật rồi sao? Bọn mình mới gặp nhau đây mà!

Nhớ tháng 11 năm ngoái, chính xác hơn hôm đó là sáng thứ Bảy, ngày 23, anh em cùng lớp bọn mình gặp nhau ở nhà em gái vợ Thị trên đường Tô Hiệu, Quận Tân Phú. Nhớ hôm đó có cha Lam, cha Huân, Nhi, Long (Suzuki), Tài (Noir). Kiên bận công chuyện đến muộn. Gặp lại Thị sau hai năm, tôi thấy Thị vẫn giữ nét trầm tĩnh, vô tư lộ ra ngoài dù đang mang căn bệnh nan y bên trong. Vợ Thị vui vẻ, hớn hở trò chuyện với những người bạn cùng lớp năm xưa đi tu với chồng mình. Nhớ hôm đó anh em ngồi rỉ rả vài lon 333 cùng mấy lát cá Hồi hun khói, Thị đem từ Canađa về, ôn lại những kỷ niệm thời Chủng Viện Phanxicô Thủ Đức. Nhớ hôm đó Nhi nhắc lại vai diễn “Long xích sắt”, vai chính Thị đóng trong một vở kịch tâm lý xã hội do cha Gentil Thi dàn dựng đi lưu diễn ở các giáo xứ địa phận Saigon. Ôi! Nhớ ơi là nhớ!...

Cách đây ba năm, Thị cũng đã về nước thăm thân nhân và gặp gỡ bạn bè. Lần đó anh em hội ngộ đông đủ, có cả Hiền từ Ban Mê, Đức từ Đà Lạt, Trạch từ Bảo Lộc, tại một nhà hàng mini ở quận Ba. Tối chủ nhật ngày 04 tháng Năm qua, sau khi nhận được tin nhắn của tôi, Hiền nhắn lại: “Bây giờ mới nhận được tin. Cho mình biết tên thánh của Thị để thông công cầu nguyện”. Có vẻ như còn bức xúc, lát sau Hiền gọi điện chia sẻ thêm: “May mắn năm đó tớ về Saigon gặp được Mai Văn Thị lần cuối…”. Giọng Hiền nghẹn ngào rồi im bặt.

Page 51: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xot – 11/2015

51

Ngày xưa trong lớp 66 ở Chủng Viện Phanxicô, Thị thuộc hạng lớn tuổi, to con và có nhiều biệt tài: vẽ đẹp, đóng kịch hay, kể chuyện hấp dẫn. Nhớ sau những kỳ nghỉ tết và hè, vào lại chủng viện, trong 30 phút giải lao sau giờ ăn tối, tôi và một số bạn túm lại nghe Thị kể chuyện làng quê Vạn Gĩa, Ninh Hòa, Nha Trang của Thị. Một vài câu chuyện chàng ta kể pha lẫn chút tình cảm đôi lứa nhẹ nhàng, lãng mạn. Không biết người kể có thêu dệt gì không? Còn tôi thì cứ mải mê nghe cho đến khi chuông réo xếp hàng lên nhà nguyện đọc kinh tối. 1973-1974 là niên học cuối cùng của lớp chúng tôi ở chủng viện Thủ Đức. Hè năm đó bọn tôi chia tay mỗi người mỗi ngã. Một số được tuyển năm sau lên Sơ Tập Viện Đakao, một số xin giấy giới thiệu của cha giám đốc Anrê Phương chuyển qua tu dòng khác, số khác “hồi tục”.

Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, đa số anh em cùng lớp ra nước ngoài định cư. Cho đến nay rất ít anh em trong nước có điều kiện và cơ hội xuất ngoại gặp mặt anh em nước ngoài. Trái lại, cũng còn rất ít anh em hải ngoại không biết vì một lý do nào đó chưa thấy hồi hương, dù chỉ một lần thăm lại mái trường xưa, thăm cha, thầy còn sống và nhìn tận mặt những thằng bạn cũ. Riêng Thị đã ba lần từ Canada về Việtnam. Lần cuối cùng là tháng 11 năm ngoái. Cảm tưởng như lần đó Thị cố gắng theo vợ con hồi hương thăm những thân nhân và bạn bè một lần cuối, rồi trở lại và an nghỉ đời đời nơi đất khách quê người. Những ngày trước đó như có linh tính, lòng tôi áy náy, thổn thức nhiều lần. Dự định nhắn tin hỏi thăm Tài về tình trạng sức khỏe của Mai Văn Thị. Nào ngờ tin nhắn hỏi thăm tôi chưa gởi đi, thì tin buồn Kiên đã gởi tới.

Mở My Documents trong máy vi tính, ngắm nghía tấm hình vợ chồng Thị chụp với bạn bè ở Mỹ, có cha Kính từ Việt Nam, cha Huân từ Pháp, thầy phó tế Hòa từ Canađa, tôi thấy Thị vẫn ra dáng như một đại ca “Long xích sắt”

ngày nào: ngông nghênh tay thọc túi quần jean, áo khoác, mũ phớt, cặp mắt kính đen. Người bạn đời xinh xắn đứng trước - giữa Thị và cha Huân (cha Huân đứng ngoài cùng, hàng trên từ phải

Page 52: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xót – 11/2015

52

qua). Vui vẻ, hạnh phúc như thế đó! Thế mà giờ đây Thị đã ra đi, mãi mãi xa cách những người ở lại cả trong không gian và thời gian. Ôi! Buồn ơi là buồn!...

Thị từ giã cõi thế sau hai ngày khởi đầu tháng Hoa Đức Mẹ, sau hai ngày lễ kính Thánh Cả Giuse. Nguyện xin hai Đấng cầu bầu Thiên Chúa cho linh hồn Giuse được sớm hưởng vinh phúc vĩnh cửu của Ngài trên Thiên Quốc. Nhớ Mai Văn Thị, mình gởi bạn bài thơ mới sáng tác nhân dịp tháng Hoa Đức Mẹ năm nào, thay cho nén nhang với làn hương khói vô hình quyện nỗi lòng xót xa, thương nhớ mênh mang của mình:

BÔNG HOA DÂNG MẸ

Con dâng Mẹ bông hoa đời con Với bao khốn khổ, bao muộn phiền

Đường trần u tối con dọ dẫm Khấn xin Mẹ ánh sao dẫn đường.

Con dâng Mẹ bông hoa tinh mơ Cả tấm lòng con không bợn nhơ

Đường trần giăng giăng bao cạm bẫy Khấn xin Mẹ đồng hành chở che.

Con dâng Mẹ bông hoa dạt dào Tình con say mến nỗi khát khao

Đường trần dệt muôn vàn cám dỗ Khấn xin Mẹ đưa đẩy vượt qua.

Con dâng Mẹ bông hoa lòng con Với bao thổn thức, bao chờ mong

Đường trần con đi lúc lịm tắt Khấn xin Mẹ mở lối Thiên Đàng.

Nghỉ yên trong an bình, Thị nhé! Mình và bạn bè luôn nhớ đến

bạn. Nhớ Mai Văn Thị và những kỷ niệm không bao giờ quên. Nhớ bạn, trong tháng linh hồn, một lần nữa tôi nguyện xin Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót qua lời phù hộ của Đức Mẹ Maria cho bạn được thưởng cùng Đức Mẹ trên nước thiên đàng. Amen.

Page 53: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xot – 11/2015

53

Maria Mỹ Ánh

CĐ LCTX Gx Hòa Bình

“Ta về thôi, đường trần đâu có gì. Tóc xanh mấy mùa…” (TCS).

Có thật trần gian này đâu có gì không? Không, có rất nhiều. Từ của cải vật chất đến những mối dây chằng chịt tình cảm giữa ta và mọi người. Ta hiện hữu trên thế gian này là một món quà Thiên Chúa ban cho. Tiếng khóc chào đời của một đứa trẻ, đưa những người không ruột rà vào cùng chung một tình yêu thương: ông bà nội ngoại, chú bác cô dì. Sự hiện diện của sinh linh bé nhỏ ấy có khi lại khơi nguồn không chỉ yêu thương thôi, đôi khi còn hóa giải những mối bất hòa dai dẳng khó quên

Trong cuộc trần, từ bé đến trưởng thành, rồi đến “tóc pha sương“, bao vui buồn sướng khổ của cuộc đời, đến rồi đi. Có lúc con người cảm thấy như mình ở trọ trong chính ngôi nhà của mình. Con cái cũng chỉ ở chung với cha mẹ cho đến tuổi hôn nhân rồi có mái ấm riêng của mình. Hai ông bà ở với nhau cho đến lúc một người ra đi, một người ở lại. “Mình chỉ bước chung với nhau có một chặng đường“, Để rồi người nọ nói với người kia: “Đâu đó vượt lên trên cái đúng và cái sai có một khu vườn. Ta sẽ gặp nhau ở đó!“ (Nhà thơ Ấn Độ Rumi). Khu vườn đó ở đâu ta nào biết. Ta chỉ biết rằng mọi sự đúng sai, hạnh phúc khổ đau, được mất đã khép lại sau tiếng búa đóng đinh vang lên một cách lạnh lùng, để khép lại một đời người lẫy lừng, phú quí hay bình thường, nghèo khó. Họ có nhà cao cửa rộng hay chỉ là một mái hiên của ai đó đỡ nắng che mưa, thì cũng gói gọn trong chiếc áo cuối cùng 6, 7 tấc chiều ngang, và 2 thước chiều dài.

Page 54: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xót – 11/2015

54

“Tôi nay ở trọ trần gian. Trăm năm về chốn xa xăm cuối trời“ (TCS). Thế thì “món quà của Chúa“ chỉ đến thế gian để ở trọ, đớn đau, mất mát thôi sao? Nước mắt là quà tặng tuyệt vời thứ hai của Chúa cũng chỉ để khóc thương ai oán sao? Không. Chắc còn nhiều điều thú vị giữa con người với con người mà người ta gọi là tình yêu: “Nếu loài người muốn tồn tại, nếu ta muốn bảo vệ thế giới và tất cả những loại hữu tình khác, tình yêu chính là câu trả lời đầu tiên và duy nhất“ (Albert Einstein). Tình yêu chỉ đẹp khi tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa, vì chính Người là nguồn mạch của tình yêu. Tình yêu ấy chỉ có cho đi, trao ban, dâng hiến, là tặng phẩm nhưng không, nên Người cũng đòi hỏi lại ở người nhận cũng phải cho đi, trao ban, dâng hiến nhưng không, cho người khác, để khi đã cho đi tất cả, mình chẳng còn gì khi về với Chúa như một cái ly rỗng, Chúa sẽ đổ đầy sự yêu thương của Người xuống đầy tràn, tràn lan, mênh mang…

Trong bức ảnh “Lòng nhân đạo dạt bờ“, phóng viên hãng tin Dogan (Thổ Nhĩ Kỳ) Ni Liiger Demir chụp bức hình em bé 3 tuổi Aylan Kurdi chết bên bờ biển. “Bức ảnh đã chạm đến trái tim, làm thay đổi trái tim, có thể thay đổi suy nghĩ và sau cùng là cả chính sách và lịch sử“ (National Geographic). Còn cô Demir “chẳng còn gì có thể làm cho cậu bé được nữa, chẳng thể nào đưa lại sự sống cho em. Đây là cách duy nhất tôi có thể truyền đi tiếng thét từ thi thể câm lặng của cậu bé“. Đằng sau thân xác nhỏ bé trôi dạt ở bờ biển là cả một chặng đường khó nhọc, bị đàn áp, chiến tranh, đói khát giáng xuống một đất nước tan nát bởi bom đạn từng giờ, từng ngày. Hàng triệu con người lúc này còn thở nhưng chỉ một tiếng nổ thì hàng chục, hàng trăm người nằm xuống. Họ chết, để lại sự nghèo khổ, bệnh tật, đọa đày lại cho thế gian. Chết có khi lại là một giải thoát…?

Con người còn lại gì? Không còn gì ngoài đau thương mất mát, cả gia đình chỉ còn lại một người. Họ đứng đó chơ vơ giữa đống đổ nát và vùi sâu dưới đó là những người thân yêu mà mới đây thôi còn cười với họ trong bữa cơm chiều. Chúa bảo thần chết như kẻ trộm, nếu không tỉnh thức thì nó sẽ khoét vách nhà mình lúc mình không ngờ nhất. Nhưng có mấy ai nghĩ đến cái chết khi mình đang ở trên đỉnh cao danh vọng, tiền bạc. Họ tận hưởng những thành quả họ đạt được, ăn uống thừa mứa, phí phạm trong khi những

Page 55: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xot – 11/2015

55

công nhân làm việc cho họ với đồng lương rẻ mạt, phải mua những của ôi thiu bị tẩm ướp hóa chất ở chợ chiều, để rồi ngộ độc, về lâu về dài bị ung thư. Họ biết, nhưng làm sao bây giờ, với đồng lương ít ỏi, còn phải thuê nhà, nuôi con… Thế mà có nhiều công ty còn quỵt tiền lương của họ 2, 3 tháng. Những con người khốn khổ ấy đã cay đắng lại còn đắng cay.

Có câu chuyện kể về vua Alexander đại đế nổi tiếng giàu có và xa hoa. Ông chết lúc mới 32 tuổi khi đang chinh chiến xứ người. Ông để lại 3 điều trăn trối mà quần thần phải làm cho ông. Một là khiêng quan tài cho ông là những vị bác sĩ giỏi nhất, để cho mọi người biết rằng y học không làm gì được nữa. Hai là rải vàng bạc, châu báu từ nhà ra đến huyệt. Ba là khoét hai bên áo quan cho hai tay ông ra ngoài để mọi người thấy một người giàu có, quyền lực như ông cũng ra đi chỉ với hai bàn tay trắng. Câu chuyện để ta suy gẫm và tỉnh ngộ!!!

“Kẻ ăn, phá không hết, người lần không ra“. Cậu ấm, cô chiêu con nhà giàu có, không chịu học hành, ăn chơi sa đọa, chỉ mới 14, 15 đã phá bỏ đi biết bao đứa trẻ vô tội. Theo thống kê cứ 19 giây, Việt Nam có một đứa trẻ bị lấy ra khỏi lòng mẹ. VN đang đứng đầu nạn phá thai. Thử hỏi những sinh linh bé nhỏ ấy có tội tình gì? Tại sao tạo ra chúng rồi phá bỏ không thương tiếc? Có bệnh viện bên này xếp hàng đi phá bỏ những thai nhi, cách đó không xa một đoàn xếp hàng khám vô sinh với ước mong có được một mụn con cho ấm áp cửa nhà. Thật mỉa mai nhưng cũng thật chua xót cho số phận một con người. “Cái chết không có tiếng nói trên số phận của con người…” (báo CG) chỉ có cách sống và hành vi của họ khi còn sống nói lên số phận họ phải lãnh nhận khi họ chết. Mọi người, từ cổ chí kim không ai thoát được cái chết. Chúa Giêsu cũng chết, Người đi trước là để dẫn đường “Trong nhà Cha Ta có nhiều chỗ ở, nếu không, Ta đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em… để Thầy ở đâu anh em cũng ở đó“ (Ga 13, 2-3).

Có chỗ Chúa đã dành sẵn rồi: Ta về thôi! về với Cha trong thanh thản và bình yên, vì ta đã cố gắng hết sức trong đời để làm theo ý Cha và mong đẹp lòng Cha.

Page 56: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xót – 11/2015

56

GIÁO DỤC KITÔ GIÁO

Gioakim Trương Đình Giai

(Kỳ 1)

Vừa qua, 18-10-2015, đầu thánh lễ tại Quảng trường thánh Phêrô vào dịp Thượng Hội Đồng giám mục thế giới, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã phong hiển thánh cho thân

phụ và thân mẫu của thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu: ông Louis Martin (1823 - 1894), thợ đồng hồ và bà Zélie Guérin (1831 - 1877), thợ làm ren, song thân của năm nữ tu chiêm niệm, trong đó có Têrêsa thành Lisieux. Cặp vợ chồng này đã được phong chân phước tại Lisieux vào ngày 19 tháng Mười năm 2008… Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, một đôi

vợ chồng không tử đạo, được phong hiển thánh cùng nhau. Thật là một ý nghĩa lớn khi ĐTC phong hiển thánh cho hai vị trong khuôn khổ Thượng HĐGM về gia đình.

Cha Sangalli nói: ”Ông bà Louis và Zélie đã chứng tỏ bằng cuộc sống rằng tình yêu vợ chồng là một dụng cụ nên thánh, là con đường dẫn đến sự thánh thiện được hai người cùng nhau thực hiện. Theo tôi, đây là yếu tố quan trọng nhất để lượng định gia đình ngày nay. Có một nhu cầu rất lớn về một linh đạo đơn sơ được thực hiện trong đời sống thường nhật”.

Rất nhiều tín hữu Kitô ngày nay vẫn còn nghĩ rằng sống thánh thiện không chỉ là việc khó khăn, mà còn là điều bất khả thi đối với những người sống trong bậc hôn nhân, cho rằng chỉ có những ai sống đời linh mục, tu trì mới có thể nghĩ đến việc nên thánh. Thật sự điều này cũng là hậu quả cái nhìn giới hạn của Giáo hội trước Công đồng Vatican II về bậc sống hôn nhân và gia đình tuy rằng từ

Page 57: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xot – 11/2015

57

đầu Giáo hội vẫn nhìn nhận Bí tích Hôn phối. Thuật ngữ giáo dân “laicus” cũng chỉ người thế tục ngoại giáo. Những người sống đời gia đình bị coi như thể công dân hạng hai, cần phải canh chừng. Cha mẹ có con chỉ mong nó làm linh mục, tu sĩ, không làm được thì chẳng đặng đừng phải cưới vợ gả chồng cho nó mà thôi. Chính vì thế ai lập gia đình được coi là sống đời phàm tục. Chính vì thế những người sống đời hôn nhân tự coi mình là những người phàm tục, thì chỉ sống theo phàm tục, thì làm sao có thể nghĩ đến chuyện nên thánh. Việc nên thánh, lời kêu gọi nên thánh chỉ là dành cho ai đó, một số người ưu tuyển nào đó trong hàng linh mục, tu sĩ chứ không phải là dành cho mình. Họ chỉ mong sao có một gia đình hạnh phúc, ấm êm là đủ rồi. Nhưng thử hỏi gia đình có thể sống hạnh phúc thực sự khi mỗi thành viên không sống thánh thiện tốt lành?

Đức Giêsu kêu mời: “Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là hoàn thiện” (Mt 5, 48). Vậy hoàn thiện là gì? Có cần thiết phải trở nên hoàn thiện trong đời sống hôn nhân không? Ơn gọi hôn nhân có thể là con đường dẫn đến sự hoàn thiện không? Nếu có, thì bằng cách nào?

“Còn anh em, anh em là giống nòi được tuyển chọn, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người – Đấng đã mời gọi anh em ra khỏi miền u tối và đưa vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền” (1Pr 2, 9).

1. Thánh thiện là gì?

Thánh thiện hay hoàn thiện là trở nên giống Thiên Chúa như lời mời gọi “Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em em Đấng ngự trên trời.” (Mt 5, 48) là chia sẻ phẩm tính của Thiên Chúa, như Người đã mạc khải: nghĩa là Thiên Chúa là Đấng hằng yêu thương và bao gồm hết mọi thiện hảo: tốt lành, nhân hậu, khoan dung, công minh, chính trực, đáng được mến yêu, tôn thờ. Tất cả sự thánh thiện đều phát xuất từ Người như lời chúc tụng mà ta đọc trong thánh lễ hằng ngày: Thánh, Thánh, Thánh (Santus, santus, santus). Tât cả các vị thánh đều là những dấu chỉ giới hạn phản ánh một nét thánh thiện nào đó về sự thánh thiện phong phú, vô ngần, tuyệt đối của Người. Ở mỗi thời, và nơi mỗi người, quan niệm về sự thánh thiện có ít nhiều khác biệt, vậy đâu là quy chiếu của

Page 58: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xót – 11/2015

58

sự thánh thiện nếu không phải là chính Đức Giêsu Kitô, Đấng thánh của Thiên Chúa, chính là sự thánh thiện mang lấy xác phàm, được cụ thể thể hóa nơi lời nói, cử chỉ hành động và cuộc sống của Người với tư cách là con trong một gia đình, Thánh gia, với tư cách là một người trong tương quan với thân nhân, láng giềng, bạn bè, với tư cách là thầy trong tương quan thầy trò, và đặc biệt hơn hết với tư cách là Đấng Cứu thế. Vậy một cách đơn giản, sống thánh thiện là sống như Đức Giêsu, là trở nên môn đệ của Người, là sống lời Người dạy được tóm kết trong giới luật yêu thương như Người nói: “Bởi chưng do ở điểm này mà người đời nhận biết anh em là môn đệ Thầy, là anh em yêu thương nhau” (Ga 13, 35).

Đó không phải là một điều gì đó trừu tượng nhưng rất cụ thể được quảng diễn trong Bài ca đức ái (1 Cor 13, 1-8 ):

(1) Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức ái, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng. (2) Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức ái, thì tôi cũng chẳng là gì. (3) Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức ái, thì cũng chẳng ích gì cho tôi. (4) Ðức ái thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, (5) không làm điều bất chính, không tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, (6) không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. (7) Ðức ái tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả. (8) Ðức ái không bao giờ mất được.

Thánh thiện trong đời thường có nghĩa là làm mọi việc để tôn vinh Chúa như lời dạy sau đây của thánh Phao-lô:

“Dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa.” (1Cr 10, 31)

2. Tại sao người Kitô hữu phải trở nên thánh thiện?

Vì Thiên Chúa đã sáng tạo con người theo hình ảnh của Người, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa (St 1, 27). Và khi lãnh Bí tích Thánh tẩy, ta được thông hiệp vào sự sống mới, trở nên thụ tạo mới, được tái sinh trong ân sủng, được chia sẻ

Page 59: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xot – 11/2015

59

sự sống thánh thiện của Thiên Chúa. Trong các thơ gửi các tín hữu, Thánh Phaolô đều gọi những cộng đoàn mà ngài ngỏ lời là các thánh “Người ban cho chúng ta Thánh Thần, để từ bên trong, Ngài thôi thúc ta yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu thương nhau như Chúa Kitô yêu thương ta… Người ban cho ta bí tích Thánh Tẩy để ta thực sự trở nên con cái Thiên Chúa và được thông phần vào bản tính Người, và do đó, thực sự đã trở nên thánh...” ( x. LG 40).

Hơn nữa đây là lệnh truyền, là lời kêu gọi của Thiên Chúa: “Các ngươi phải thánh thiện, vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi thánh thiện” (Lv 19, 2), hay“Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em em Đấng ngự trên trời” (Mt 5, 48).

Và bản thân chúng ta đã được ban đầy đủ ơn để trở nên thánh thiện như Người “Thiên Chúa là nguồn mọi ân sủng, cũng là Đấng đã kêu gọi anh em vào vinh quang đời đời của Người trong Đức Kitô. Phần anh em là những người phải chịu khổ ít lâu, chính Thiên Chúa sẽ cho anh em được nên hoàn thiện, vững vàng mạnh mẽ và kiên cường” (1 Pr 5, 10).

CHÚC MỪNG BỔN MẠNG Hòa chung niềm vui cùng toàn thể Giáo Hội hoàn vũ mừng kính trọng thể Lễ Nhớ Thánh Phanxicô Assisi.

CỘNG ĐOÀN LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT TGP SÀI GÒN

Kính Chúc Mừng Lễ Bổn Mạng:

LM PHANXICÔ ASSISI LÊ QUANG ĐĂNG

Hạt trưởng hạt Tân Sơn Nhì,

Chánh xứ GX Tân Hương.

Nguyện xin Thiên Chúa, qua lời cầu bầu của Thánh Quan

Thầy, tuôn đổ muôn ơn lành xuống Cha.

Page 60: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xót – 11/2015

60

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC

LM ĐAN VINH

1. NGUỒN GỐC LỄ CÁC THÁNH:

- Trong lịch sử Hội Thánh, từ thế kỷ thứ 4, các vị tử đạo đã được Hội Thánh tôn vinh. Đến thế kỷ thứ 7, sau khi một số kẻ xấu đột nhập các hang toại đạo tại Rôma trộm cắp hài cốt của các vị tử đạo, Đức giáo hoàng Bonifaciô IV đã cho thu lượm những hài cốt các thánh và chôn cất lại bên trong ngôi đền Pantheon, là đền thờ các thần của người Rôma. Từ ngày đó đền thờ này đã được thánh hiến trở thành đền thờ kính các Thánh Nam Nữ của đạo Công Giáo.

- Sử gia Beda đáng kính đã viết: “Việc tưởng nhớ các thánh trong

tương lai có thể thay cho việc thờ phượng mà trước đây không được dành cho thần thánh nhưng là thờ ma quỷ”. Vào năm 800, thần học gia Alcuin người Anglo-Saxon đã cử hành lễ Các Thánh vào ngày 1 tháng 11, và bạn của ông là Arno, Giám mục của Salzburg cũng theo như vậy. Sau cùng, trong thế kỷ thứ 9, Hội Thánh Rôma đã chấp thuận mừng lễ Các Thánh vào ngày 1 tháng 11 hằng năm.

- Đầu tiên lễ này nhằm kính nhớ các vị tử đạo. Về sau, khi người Kitô hữu được tự do tín ngưỡng, Giáo hội đã kính chung những tín hữu đã chết trong sự thánh thiện. Vào các thế kỷ đầu tiên, để được công nhận là Thánh, thì chỉ cần được nhiều người công nhận và vị giám mục chỉ làm việc cuối cùng đưa tên vị Thánh ấy vào niên lịch Giáo hội.

Page 61: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xot – 11/2015

61

- Việc Đức giáo hòang chính thức phong các tín hữu lên bậc Thánh Nhân chỉ bắt đầu từ năm 973. Ngày nay việc phong thánh đòi hỏi cả một tiến trình lâu dài để chứng minh các đức tính và sự thánh thiện của các ngài. Khi phong thánh cho một người nào, Hội Thánh chính thức xác nhận người đó đã sống cuộc đời thánh thiện và đang được hưởng hạnh phúc thiên đàng để các tín hữu noi gương. Hiện nay ngòai các vị được nêu tên trong lịch gọi là các vị Hiển Thánh, Hội Thánh còn mừng lễ Các Thánh để kính nhớ chung các tín hữu đã chết và đang được hưởng hạnh phúc với Chúa, trong đó nhiều người là thân nhân của chúng ta.

2. MỘT HỘI THÁNH BA TÌNH TRẠNG:

Chúa Giêsu thiết lập Nước Trời là Hội Thánh. Hội Thánh ấy hiện nay gồm có ba tình trạng: Một là Hội Thánh Lữ Hành còn ở trần gian, hai là Hội Thánh Vinh Thắng trên Thiên Đàng và ba là Hội Thánh Đau Khổ trong chốn luyện hình:

- HỘI THÁNH LỮ HÀNH TRẦN GIAN: Gồm các tín hữu đang còn sống, đang bước đi trên con đường của Chúa Giêsu. Như dân Ít-ra-en xưa, Hội thánh sẽ phải vượt qua sa mạc trần gian về Đất Hứa là Thiên Đàng đời sau. Các tín hữu trong Hội Thánh lữ hành còn phải tiếp tục chiến đấu với ba thù là ma quỷ, thế gian và xác thịt mình. Họ được Chúa ban cho 2 của ăn thiêng liêng là Bánh Lời Chúa và Bánh Thánh Thể. Nhờ đó họ sẽ đủ sức vượt qua sa mạc trần gian để về đến miền Đất Hứa là Thiên Đàng đời sau.

- HỘI THÁNH VINH THẮNG TRÊN TRỜI: Gồm các tín hữu đã qua đời trong niềm tin cậy vào Chúa. Các ngài đã sống theo hiến chương Nước Trời là Tám Mối Phúc Thật do Chúa Giêsu công bố và ngày nay các ngài đang được Chúa ban thưởng hạnh phúc Thiên Đàng.

- HỘI THÁNH ĐAU KHỔ THANH LUYỆN: Gồm các tín hữu tuy đi theo con đường của Chúa Giêsu, nhưng đã qua đời trong tình trạng còn nhiều sai sót, chưa xứng đáng được vào Nước Trời. Họ cần tiếp tục được thanh luyện trong chốn luyện hình.

3. TÍN ĐIỀU CÁC THÁNH THÔNG CÔNG: Ngọai trừ các người theo ma quỷ phải sa hỏa ngục để chịu hình phạt xa Chúa đời đời, như lời Chúa phán: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta, mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác quỷ và các sứ thần

Page 62: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xót – 11/2015

62

của nó” (Mt 25,41), còn các tín hữu tin vào Chúa Giêsu dù còn sống hay đã qua đời, dù đã được lên trời hay đang được thanh luyện cũng đều cầu nguyện cho nhau và được thông hiệp vào ơn cứu độ của Chúa Giêsu. Đó là mầu nhiệm các thánh cùng thông công:

Các tín hữu còn sống có thể giúp các linh hồn đã qua đời bằng việc viếng Nhà thờ hay Đất thánh (kèm theo việc đọc kinh cầu nguyện, xưng tội rước lễ và cầu nguyện hiệp thông với Đức Giáo Hoàng sẽ được nhận các ân xá trong dịp đầu tháng 11), nhất là xin lễ và hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện, làm các việc lành phúc đức như chia sẻ bác ái phục vụ để cầu nguyện cho các linh hồn. Nhờ đó các linh hồn sẽ được ơn Chúa chiếu soi, được thêm lòng yêu mến Chúa để được ơn tha thứ tội lỗi như Chúa đã dạy: “Yêu nhiều sẽ được tha nhiều” (Lc 7, 47). Khi các linh hồn được nên thanh sạch thánh thiện hòan tòan thì sẽ được vào Thiên Đàng và sẽ cầu bầu cùng Chúa ban các ơn lành hồn xác cho chúng ta còn sống ở trần gian.

4. PHẢI “BIẾT CHẾT ĐỂ ĐƯỢC SỐNG”:

- Ai trong chúng ta chẳng một lần nghe nói về sự chết? Có điều là người ta thường không thích nghĩ đến cái chết. Nhiều người cho rằng: không nói đến sự chết thì mình sẽ không phải chết. Nhà tỷ phú Mỹ WILLIAM RANDOPH HEARST, chủ nhân của nhiều tờ báo và phim trường ở Holywood hồi trước thế chiến thứ hai, đã cấm các nhân viên của mình nhắc đến từ ngữ “chết” trước mặt ông. Những ai lỡ miệng nói ra thì bị đuổi việc. Ông là người thông minh, tài giỏi, thành công, nhưng lại không dám đối diện với sự thật phũ phàng là sự chết! Rồi cuối cùng Hearst cũng bị chết bất đắc kỳ tử và để lại một toà lâu đài rộng lớn, hiện trở thành một điểm du lịch nổi tiếng ở bang California Hoa Kỳ.

- Người Việt Nam có câu: “Sinh ký tử quy” (Sống gửi thác về). Nhiều người khi có tuổi liền nghĩ đến việc hậu sự và lo chuẩn bị cho cái chết của mình bằng việc mua đất nghĩa trang, chọn nhà quàn, mua sẵn ván làm hòm để ở trong nhà. Họ còn viết chúc thư về những điều con cháu cần làm để lo ma chay, nghi thức tẩm liệm an táng cho họ: Khi chết phải mặc cho họ chiếc áo này, đeo vòng ngọc kia, cầm cái quạt nọ. Lại còn dặn bỏ vào quan tài dụng cụ này hay tiền bạc kia, giống như chuẩn bị hành lý cho một chuyến đi xa về với ông bà tổ tiên.

Page 63: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xot – 11/2015

63

- Đối với những kẻ không tin thì chết là hết! Nếu thế thì cái chết thật đáng sợ, vì nó là sự chấm dứt tất cả những ước mơ trong cuộc đời này. “Con người là cát bụi lại trở về với bụi cát!”. Nhưng đức tin Kitô giáo dạy chúng ta rằng chết không phải là hết. Nó chỉ là khởi đầu của một cuộc hành trình đi vào cõi sống ngàn thu. Sau cái chết chúng ta sẽ phải tính sổ cuộc đời mình trước tòa phán xét. Cùng đích của cuộc đời là được sống mãi với Thiên Chúa. Nếu tôi đã sống trong ân nghĩa của Chúa thì chuyến đi cũng giống như một cuộc trở về ngôi nhà của mình. “Sinh ký tử quy”: tôi sẽ trở về ngôi nhà của Thiên Chúa là Cha, Đấng đã dựng nên, một nơi không còn nước mắt đau khổ, nhưng chỉ có niềm vui và hạnh phúc viên mãn.

- Dầu vậy trong cuộc sống, ít nhiều lần các tín hữu chúng ta cũng đã để cho những dục vọng làm chủ bản thân mình, khiến chúng ta không làm theo thánh ý Thiên Chúa. Đó là tội lỗi hay các thói hư. Bao lâu còn sống, thì các tai nạn, bệnh tật và các điều trái ý cực lòng chúng ta gặp phải sẽ giúp chúng ta thanh luyện và đền tội mình. Sau khi qua đời chúng ta cần tiếp tục được thanh luyện trong ngọn lửa tin yêu. Tình trạng này được gọi là chốn luyện hình.

5. LỜI CẦU:

- Lạy Chúa Giêsu. Mỗi lần đối diện với cái chết gần kề, con cảm thấy run sợ vì con chưa sẵn sàng để gặp Chúa. Trong suốt cuộc đời, con đã lo toan rất nhiều thứ như lo tìm kiếm tiền tài, danh vọng, chức quyền trần gian... Còn điều quan trọng chính yếu là chuẩn bị cho giờ chết sẽ đến thì con lại chưa làm gì cả! Con thật dại khờ khi nghĩ mình sẽ có thời gian chuẩn bị trước khi chết. Nhưng lời Chúa xưa đã dạy “Con Người sẽ đến như kẻ trộm” và đòi con phải luôn tỉnh thức bằng việc chuẩn bị sẵn sàng. Một ngày nào đó con không ngờ trước, con sẽ phải ra trình diện trước mặt Chúa, không biết bấy giờ Chúa có nhận biết con không, hay Chúa sẽ bảo con rằng: “Hãy đi cho khuất mắt Ta, hỡi kẻ làm điều gian ác!”

- Lạy Chúa Giêsu. Xin ban cho con ơn khôn ngoan của Thánh Thần để con biết sống trọn vẹn giây phút hiện tại trong ơn nghĩa Chúa, để ngày nào đó khi được Chúa gọi, con sẽ trình diện trước mặt Chúa không phải như hai người xa lạ, nhưng là hai người rất thân quen. Để khi ấy Chúa sẽ gọi con bằng một cái tên rất trìu mến và giang rộng vòng tay đón con vào hưởng hạnh phúc Nước Trời đời đời. Amen.

Page 64: 11/2015 - Lòng Chúa thương xótlongchuathuongxot.vn/v2/wp-content/uploads/2015/11/... · 2015-11-02 · Việc đốt hương, nhang, đèn, nến cho bàn thờ tổ tiên và

Long Chúa Thương Xót – 11/2015

64

i Mt 5:7. ii Mt 5,7. iii Mt 5,7.

Lá Thư Linh Hướng

Tháng 11 là tháng đáp hiếu của người Công Giáo

Sống Lời Chúa

Hỏi/đáp Thư Mục Vụ kỳ II năm 2015 của HĐGMVN

Học Hỏi Linh Đạo

Tìm hiểu TĐ Thiên Chúa Giàu Lòng Xót Thương (B43)

Tin tức & Sinh hoạt

CĐ LCTX Gx Thánh Đa Minh tuyên hứa & ra mắt

CĐ LCTX Gx Gò Mây tuyên hứa & ra mắt

Từ đại hội Gia đình Thế giới 2015…

DIỄN ĐÀN

Các Thánh là ai vậy?

Trăm nhớ ngàn thương

Tháng Linh Hồn, nhớ bạn

Về thôi

Giáo dục Kitô giáo

Hôn nhân gia đình, ơn gọi nên thánh (Bài 1)

Giải đáp thắc mắc

Những điều cần biết về ngày lễ Các Thánh

02

04

14

19

26

29

31

36

40

43

50

53

56

60

Mục lục


Recommended