+ All Categories
Home > Documents > New BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP &PTNTvcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin...

New BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP &PTNTvcn.mard.gov.vn/uploads/files/Tin...

Date post: 24-Oct-2020
Category:
Upload: others
View: 0 times
Download: 0 times
Share this document with a friend
155
BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BNÔNG NGHIP &PTNT VIỆN CHĂN NUÔI ĐINH NGỌC BÁCH LAI TO THỢP ĐỰC LAI CUI CÙNG TDUROC, PIETRAIN VÀ LANDRACE PHC VCHO SN XUT LỢN THƯƠNG PHẨM VÙNG TRUNG DU MIN NÚI PHÍA BC LUN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIP HÀ NI - 2018
Transcript
  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP &PTNT

    VIỆN CHĂN NUÔI

    ĐINH NGỌC BÁCH

    LAI TẠO TỔ HỢP ĐỰC LAI CUỐI CÙNG TỪ DUROC, PIETRAIN

    VÀ LANDRACE PHỤC VỤ CHO SẢN XUẤT LỢN THƯƠNG PHẨM

    Ở VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC

    LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

    HÀ NỘI - 2018

  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP &PTNT

    VIỆN CHĂN NUÔI

    ĐINH NGỌC BÁCH

    LAI TẠO TỔ HỢP ĐỰC LAI CUỐI CÙNG TỪ DUROC, PIETRAIN

    VÀ LANDRACE PHỤC VỤ CHO SẢN XUẤT LỢN THƯƠNG PHẨM

    Ở VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC

    Chuyên ngành: Di truyền và Chọn giống vật nuôi

    Mã số: 96 20 108

    LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

    NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Bình

    2. TS. Ngô Thị Kim Cúc

    HÀ NỘI - 2018

  • i

    LỜI CAM ĐOAN

    Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số

    liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực, chính xác và chưa được ai công bố

    trong bất kỳ công trình nào khác.

    Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án này đã được cảm ơn và các

    thông tin trích dẫn trong luận án này đã được chỉ rõ nguồn gốc.

    Hà Nội, ngày … tháng … năm 2018

    Nghiên cứu sinh

    Đinh Ngọc Bách

  • ii

    LỜI CẢM ƠN

    Để hoàn thành được luận án này, trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân

    thành tới tập thể Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo và Thông tin, Bộ môn Di truyền

    giống- Viện Chăn Nuôi, cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học, các

    cán bộ kỹ thuật đã giúp đỡ về mọi mặt, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi

    hoàn thành luận án.

    Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Trung tâm

    Giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Phú Thọ, Trường

    Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Thái Nguyên, Khoa kỹ thuật nông lâm đã luôn ủng hộ,

    động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận án.

    Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Bình, TS. Ngô Thị Kim Cúc là

    các thầy cô hướng dẫn khoa học và đặc biệt TS. Tạ Thị Bích Duyên đã tận tình giúp

    đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.

    Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã

    động viên khuyến khích tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ để tôi hoàn thành luận

    án này.!

    Hà Nội, ngày … tháng … năm 2018

    Nghiên cứu sinh

    Đinh Ngọc Bách

  • iii

    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i

    LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii

    M C L C ................................................................................................................. iii

    ANH M C T I T T T .................................................................................... vi

    ANH M C CÁC BẢNG ...................................................................................... viii

    MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

    1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1

    2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 3

    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 3

    4. Tính mới của đề tài .................................................................................................. 3

    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 5

    1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................... 5

    1.1.1. Chọn lọc giống trong chăn nuôi ........................................................................ 5

    1.1.2. Lai tạo và ưu thế lai ......................................................................................... 12

    1.1.3. Sức sản xuất và phương pháp đánh giá ........................................................... 22

    1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................ 27

    1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................................... 27

    1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................... 37

    Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 47

    2.1. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................... 47

    2.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................... 47

    2.3. ật liệu nghiên cứu ............................................................................................ 47

    2.4. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 49

    2.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 49

    2.5.1. Tuyển chọn những cá thể xuất sắc về mặt di truyền làm nguyên liệu cho

    việc lai tạo ................................................................................................................. 49

    2.5.2. Xác định tổ hợp đực lai cuối cùng tốt nhất ..................................................... 52

  • iv

    2.5.3. Đánh giá khả năng sản xuất của các tổ hợp lai thương phẩm giữa 03 tổ

    hợp đực lai cuối cùng tốt nhất với nái lai YMC và YL nuôi tại vùng Trung du

    miền núi phía Bắc ...................................................................................................... 61

    2.5.4. Hiệu quả chăn nuôi lợn lai thương phẩm của các tổ hợp đực lai cuối cùng

    xP , P và L phối với nái lai YL và YMC ......................................................... 64

    2.6. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 66

    Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 67

    3.1. Tuyển chọn các cá thể từ 3 giống thuần uroc, Pietrain và Landrace làm

    nguyên liệu tạo tổ hợp đực lai cuối cùng .................................................................. 67

    3.1.1. Chỉ số chọn lọc theo giá trị giống về tăng khối lượng, độ dày mỡ lưng

    của nhóm các cá thể có mặt tại thời điểm tuyển chọn. ............................................. 67

    3.1.2. Giá trị giống về chỉ tiêu tăng khối lượng (TKL) và dày mỡ lưng ( ML)

    của các cá thể được chọn làm nguyên liệu lai ........................................................... 68

    3.2. Xác định tổ hợp đực lai cuối cùng tốt nhất ........................................................ 71

    3.2.1. Khả năng sinh trưởng và khả năng cho thịt và chất lượng tinh dịch của

    các tổ hợp lai thuận nghịch giữa các giống thuần ..................................................... 71

    3.2.2. Các thành phần phương sai, hệ số di truyền và tương quan di truyền giữa

    các giống thuần và tổ hợp lai trên các tính trạng kiểm tra năng suất ........................ 85

    3.2.3. Các ảnh hưởng di truyền đối với tính trạng khảo sát ở các tổ hợp lai ............ 95

    3.3. Đánh giá khả năng sản xuất của con lai thương phẩm giữa tổ hợp đực lai cuối

    cùng tốt nhất với nái lai YMC và YL nuôi tại vùng Trung du miền núi phía Bắc ........ 106

    3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của đực lai cuối cùng đến khả năng sinh trưởng

    và cho thịt của con lai thương phẩm của các tổ hợp lai xP , P và L phối

    với nái lai F1(YxMC) và F1(YxL) .......................................................................... 106

    3.3.2. Khả năng sinh trưởng của con lai thương phẩm của các đực lai P,

    xP và L với nái lai YMC và YL ..................................................................... 110

    3.3.3. Năng suất thân thịt của con lai thương phẩm của 3 tổ hợp đực lai mới

    được tạo ra ( xPD, DP và L) phối với nái lai F1(YxMC) và F1(YxL) .............. 113

    3.4. Đánh giá hiêu quả chăn nuôi ............................................................................ 115

  • v

    3.4.1. Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thương phẩm của các tổ hợp giữa đực

    xP , P và L với nái lai YMC .......................................................................... 116

    3.4.2. Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thương phẩm của các tổ hợp giữa đực lai

    xP , P và L với nái lai YL.............................................................................. 117

    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................... 119

    1. Kết luận ............................................................................................................... 119

    2. Đề nghị ................................................................................................................ 120

    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..... 121

    TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 122

    PHỤ LỤC .............................................................................................................. 138

  • vi

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

    A Hoạt lực tinh trùng (%)

    C Nồng độ tinh trùng (triệu/ml)

    CHTA Chuyển hóa thức ăn

    cs Cộng sự

    D Duroc

    DD Duroc x Duroc

    DL, LD Tổ hợp lai uroc x Landrace và Landrace x Duroc

    DML ày mỡ lưng

    DP, PD Tổ hợp lai uroc x Pietrain và Pietrain x uroc

    GTG Giá trị giống

    GTGUT Giá trị giống ước tính

    H (%), ƯTL Ưu thế lai

    HD Tổ hợp lai Hampshire x uroc

    HP, PH Tổ hợp lai Hampshire x Pietrain và Pietrain x Hampshire

    h2

    Hệ số di truyền

    Inx (Index) Chỉ số chọn lọc

    K T lệ tinh trùng kỳ hình (%)

    KLCS Khối lượng cai sữa

    KLSS Khối lượng sơ sinh

    KTNS Kiểm tra năng suất

    L Landrace

    LL Landrace x Landrace

    LSM Trung ình ình phương nh nhất

    LY, YL Tổ hợp lai Landrace x Yorkshire và Yorkshire x Landrace

    LW Large White

    MC Móng cái

    n ung lượng mẫu

    NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

    P Piétrain

  • vii

    PL, LP Tổ hợp lai Pietrain x Landrace và Landrace x Pietrain

    PP Pietrain x Pietrain

    PSE Pale soft exsudative (thịt có pH sụt giảm nhanh ất thường

    trong khi nhiệt độ thịt còn cao) thịt nhợt, mềm, rỉ nước

    P21 Khối lượng 21 ngày tuổi/ổ

    R2 Hệ số xác định

    SD Độ lệch chuẩn

    SE Sai số chuẩn

    ssss/ổ Số con sơ sinh sống/ổ

    TCVN Tiêu chuẩn iệt Nam

    TKL Tăng khối lượng

    TSI Terminal Sire Index: Chỉ số đực lai cuối cùng

    TLN T lệ nạc

    TTTA Tiêu tốn thức ăn

    TTNC Trung tâm nghiên cứu

    TTNC-HLCN Trung tâm Nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi

    V Thể tích tinh dịch (ml)

    VAC Tổng số tinh trùng tiến th ng (tỉ/lần)

    Y Yorkshire

    YMC Tổ hợp lai Yorkshire x Móng cái

  • viii

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 1.1. T lệ đóng góp của mỗi thành phần di truyền cộng gộp và ưu thế lai

    vào giá trị giống dự đoán của tính trạng tăng khối lượng các tổ hợp

    lai của 3 giống uroc, Landrace và Yorkshire ........................................ 20

    Bảng 2.1. Công thức lai thí nghiệm .......................................................................... 48

    Bảng 2.2. Số lượng lợn mỗi giống được sử dụng trong tuyển chọn tại các cơ sở .... 50

    Bảng 2.3. Số lượng các cá thể đã được khảo sát ở mỗi công thức lai (2010-2014) ........... 53

    Bảng 2.4. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn lợn hậu ị ....................................... 56

    Bảng 2.5. Bảng tính các thành phần di truyền cộng gộp và ưu thế lai...................... 60

    Bảng 2.6. Số lượng cá thể của các tổ hợp lai thương phẩm được khảo sát .............. 62

    Bảng 2.7a. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn nuôi lợn thịt có mẹ là nái YMC ... 63

    Bảng 2.7 . Thành phần dinh dưỡng của thức ăn nuôi lợn thịt có mẹ là nái YL ....... 63

    Bảng 3.1. Giá trị giống và chỉ số Inx của các đàn giống thuần có mặt tại thời

    điểm tuyển chọn ....................................................................................... 67

    Bảng 3.2. Giá trị giống của các cá thể được chọn làm nguyên liệu lai ..................... 69

    Bảng 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến TKL/ngày, ML, TTTA và TLN của lợn

    , PP, LL thuần và một số tổ hợp lai giữa chúng ................................. 71

    Bảng 3.4. Tăng khối lượng ình quân, dày mỡ lưng, tiêu tốn thức ăn và t lệ

    nạc của các tổ hợp lai giữa giống uroc và Pietrain giai đoạn KTNS .... 73

    Bảng 3.5. Tăng khối lượng ình quân, dày mỡ lưng, tiêu tốn thức ăn và t lệ

    nạc của các tổ hợp lai giữa giống uroc và Landrace giai đoạn

    KTNS ....................................................................................................... 74

    Bảng 3.6. Tăng khối lượng ình quân, dày mỡ lưng, tiêu tốn thức ăn và t lệ

    nạc của các tổ hợp lai giữa Pietrain và Landrace giai đoạn KTNS ......... 75

    Bảng 3.7. Khả năng sản xuất và khả năng cho thịt của các tổ hợp lai giữa giống

    uroc và Pietrain theo tính iệt ............................................................... 79

    Bảng 3.8. Khả năng sản xuất và khả năng cho thịt của các tổ hợp lai giữa giống

    uroc và Landrace theo tính iệt ............................................................ 80

  • ix

    Bảng 3.9. Khả năng sản xuất và khả năng cho thịt của các tổ hợp lai giữa giống

    Pietrain và Landrace theo tính iệt .......................................................... 81

    Bảng 3.10. Chất lượng tinh dịch sau khi kết thúc kiểm tra năng suất cá thể ............ 84

    Bảng 3.11. Các thành phần phương sai và hệ số di truyền (h2) của tính trạng

    TKL/ngày ở hai giống thuần (P, D) và con lai (PD và DP) .................... 85

    Bảng 3.12. Các thành phần phương sai và hệ số di truyền (h2) của tính trạng

    dày mỡ lưng ở hai giống thuần (P, ) và con lai (P và P) ................. 86

    Bảng 3.13. Các thành phần phương sai và hệ số di truyền (h2) của tính trạng

    TKL/ngày ở hai giống thuần (L, D) và con lai (DL và LD) .................... 87

    Bảng 3.14. Các thành phần phương sai và hệ số di truyền (h2) của tính trạng

    dày mỡ lưng ở hai giống thuần (L, ) và con lai ( L và L ) ................ 88

    Bảng 3.15. Các thành phần phương sai và hệ số di truyền (h2) của tính trạng

    TKL/ngày ở hai giống thuần (P, L) và con lai (PL và LP) ...................... 88

    Bảng 3.16. Các thành phần phương sai và hệ số di truyền (h2) của tính trạng

    dày mỡ lưng ( ML) ở hai giống thuần (P, L) và con lai (PL và LP) ...... 89

    Bảng 3.17. Tương quan di truyền, tương quan kiểu hình giữa các đàn giống thuần P,

    và L với các nhóm con lai trên tính trạng TKL/ngày và ML ................. 91

    Bảng 3.18. Các thành phần di truyền cộng gộp trực tiếp, của ố, của mẹ và giá

    trị tính về TKL/ngày của tổ hợp lai giữa , P và L ................................. 96

    Bảng 3.19. Giá trị ưu thế lai thành phần về tăng khối lượng của các tổ hợp lai

    giữa các giống , P và L .......................................................................... 98

    Bảng 3.20. Các thành phần di truyền cộng gộp trực tiếp, của ố, của mẹ và giá

    trị tính về dày mỡ lưng của tổ hợp lai giữa , P và L .......................... 101

    Bảng 3.21. Giá trị ưu thế lai thành phần về dày mỡ lưng của các tổ hợp lai giữa

    các giống , P và L ................................................................................ 103

    Bảng 3.22. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố đực lai cuối cùng đến khả năng sinh

    trưởng của các tổ hợp lai ( xP )xYMC, PxYMC, LxYMC và

    DDxYMC .............................................................................................. 106

    Bảng 3.23. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố đực lai cuối cùng đến khả năng sinh

    trưởng của các tổ hợp lai ( xP )xYL, PxYL, LxYL và xYL .. 107

  • x

    Bảng 3.24. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố đực lai cuối cùng đến năng suất thân

    thịt của các tổ hợp lai ( xP )xYMC, PxYMC, LxYMC và

    DDxYMC .............................................................................................. 109

    Bảng 3.25. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố đực lai cuối cùng đến năng suất thân

    thịt của các tổ hợp lai ( xP )xYL, PxYL, LxYL và xYL ........ 110

    Bảng 3.26. Năng suất của con lai thương phẩm giữa đực lai cuối cùng tốt nhất

    với nái lai YMC ..................................................................................... 111

    Bảng 3.27. Năng suất của con lai thương phẩm giữa đực lai cuối cùng tốt nhất

    với nái lai YL ......................................................................................... 112

    Bảng 3.28. Năng suất thân thịt của tổ hợp lai ( xP ) x YMC, P x YMC, DL

    x YMC và DD x YMC........................................................................... 113

    Bảng 3.29. Năng suất thân thịt của tổ hợp lai ( xP ) x YL, P x YL, L x YL

    và DD x YL ........................................................................................... 114

    Bảng 3.30. Hiệu quả kinh tế của 4 tổ hợp lợn lai thương phẩm xP xYMC,

    DPxYMC, DLxYMC và DDxYMC ...................................................... 116

    Bảng 3.31. Hiệu quả kinh tế của 4 tổ hợp lợn lai thương phẩm xP xYL,

    DPxYL, DLxYL và DDxYL ................................................................. 117

  • 1

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Sử dụng đực lai cuối cùng là phổ biến trong chăn nuôi lợn ở các nước trên thế

    giới. Các dòng đực lai tổng hợp cuối cùng có ưu thế lai cao và cho giá thành sản

    xuất con giống thấp. Trong những năm gần đây, việc sử dụng đực lai cuối cùng với

    mục đích kết hợp được nhiều các đặc tính tốt từ các dòng thuần trong hệ thống sản

    xuất lợn thịt thương phẩm ngày càng trở nên phổ biến trong hệ thống sản xuất lợn

    thương phẩm ở Việt Nam.

    Các giống lợn thuần thường được sử dụng trong lai tạo, tạo đực lai cuối cùng

    trong thời gian qua chủ yếu là uroc, Pietrain, Landrace và Hampshire. Lợn uroc

    có thân hình vững chắc, bốn chân to kh e, vững chắc, ngực sâu, rộng, mông vai

    phát triển và cân đối, chất lượng thịt tốt (thịt mềm do mô nạc xen lẫn với mô mỡ

    dắt), t lệ nạc cao (56-58%), có khả năng tăng khối lượng từ 750-800 g/ngày, t lệ

    mỡ giắt cao, tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng thấp. Lợn Pietrain có mầu lông

    da trắng đan xen lẫn từng đám đen trắng không đồng đều trên cơ thể, mông nở, lưng

    rộng, đùi to, có t lệ nạc cao nhất trong các giống lợn ngoại (60 - 62%); Khả năng tăng

    khối lượng từ 550 - 600 gram/ngày. Tuy nhiên, giống lợn này k m thích nghi với điều

    kiện nóng ẩm. o vậy, lợn Pietrain thường sử dụng lai với uroc để tạo đực cuối cùng

    nhằm nâng cao năng suất thịt mông và t lệ nạc. Lợn Landrace có phần mông đặc biệt

    phát triển, mình dài, vai-lưng-mông-đùi rất phát triển. Giống lợn này có t lệ nạc từ 54

    - 56%, lợn có khả năng tăng khối lượng từ 750-800 g/ngày.

    Một vài nghiên cứu trong nước gần đây, đã được tiến hành để tạo ra tổ hợp

    đực lai cuối cùng từ các giống lợn trên (Nguyễn Thị iễn. 2010 Nguyễn Hữu Tỉnh

    và cs., 2015). Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Nguyễn Thị iễn. (2010), mới chỉ

    tạo được đực lai cuối cùng PD (50% Pietrain và 50% Duroc) có t lệ nạc đạt 58-

    59%, đã được Bộ NN & PTNT công nhận là tiến bộ năm 2010. Trong nghiên cứu

    của Nguyễn Hữu Tỉnh và cs., (2015), đã sử dụng 3 đực thuần uroc, Pietrain và

    Landrace trong công thức lai tạo thuận nghịch để xác định tổ hợp lai tốt nhất giữa

    các dòng thuần uroc, Pietrain và Landrace làm cơ sở để chọn tạo dòng đực tổng

    hợp cuối cùng. Bước đầu tạo 2 tổ hợp đực lai cuối cùng Dx(PD) (75% uroc và

  • 2

    25% Pietrain) và L (50% uroc và 50% Landrace) cùng có tốc độ tăng trưởng

    trên 720 gram/ngày, tiêu tốn thức ăn dưới 2,8 kg và t lệ nạc đạt trên 58%, phục vụ

    sản xuất lợn thịt ở khu vực Nam Bộ.

    Ngoài ra, một số công ty nước ngoài ở Việt Nam như CP Group, France

    Hy rid còn đưa ra một số tổ hợp lai Duroc x Hampshire, Duroc x Large White,

    Pietrain x Large White dưới các tên thương mại như SP, Master có tốc độ tăng khối

    lượng từ 700 - 750 gam/ngày, tiêu tốn thức ăn 2,6-2,7 kgTA/kgTKL, dày mỡ lưng

    từ 11-11,5 mm và t lệ nạc từ 59-60%. Các kết quả nghiên cứu này, còn tương đối

    thấp so với thành tựu nghiên cứu của thế giới (từ 800 - 900 gram/ngày).

    Các nghiên cứu về các tổ hợp đực lai trong nước, chủ yếu được tập trung ở các

    tỉnh Nam Bộ hoặc ở vùng Đồng Bằng sông Hồng và cũng mới chỉ dừng lại ở giai

    đoạn tạo ra các tổ hợp đực lai. Sử dụng 3 giống D, P, L trong các tổ hợp lai, tạo đực

    lai cuối cùng phục vụ cho sản xuất đàn thương phẩm có khả năng sinh trưởng, chất

    lượng thịt cao ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc thì chưa có nghiên cứu nào

    được tiến hành một cách đầy đủ và có hệ thống..

    Thực tiễn cho thấy, lợn và P đang được người chăn nuôi ưa chuộng cả về

    khả năng sinh trưởng, chất lượng thịt cũng như t lệ nạc, màu sắc lông da v.v. Lợn

    đực giống L, tuy khả năng sinh trưởng không cao bằng lợn đực giống và P nhưng

    chúng chiếm t lệ khá lớn trong cơ cấu đàn. o vậy, hướng nghiên cứu mở ra là

    làm sao tạo được những con lợn giống có năng suất sinh trưởng và sinh sản tốt.

    Việc sử dụng nguồn nguyên liệu di truyền tại địa phương, tạo ra các tổ hợp đực lai

    có năng suất sinh trưởng sau đó tiến hành chọn lọc và ổn định dòng để tạo ra những

    dòng lợn đực có chất lượng cao phù hợp với điều kiện sinh thái và kinh tế chăn nuôi

    tại các vùng. Bên cạnh đó, nhằm làm phong phú thêm nguồn gen lợn đực giống cao

    sản cuối cùng thích hợp với điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam, giảm chi phí nhập

    khẩu nguồn gen lợn cao sản từ nước ngoài, thì việc nghiên cứu sử dụng nguồn gen

    lợn giống thuần D, P và L cho lai tạo, để tạo ra các tổ hợp đực lai cuối cùng đưa vào

    sản xuất, tạo lợn lai thương phẩm có năng suất chất lượng cao là hết sức cần thiết.

    Để đáp ứng được yêu cầu về đực lai cuối cùng phục vụ cho sản xuất ở vùng

    Trung du miền núi phía Bắc, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu “Lai tạo tổ hợp đực

    lai cuối cùng từ Duroc, Pietrain và Landrace phục vụ cho sản xuất lợn thương

    phẩm ở vùng Trung du miền núi phía Bắc”.

  • 3

    2. Mục tiêu nghiên cứu

    - Tuyển chọn được các cá thể lợn đực giống và nái có giá trị giống cao nhất

    trong các đàn giống thuần Duroc, Pietrain và Landrace làm nguyên liệu cho việc lai

    tạo, tạo các tổ hợp đực lai cuối cùng.

    - Xác định được tổ hợp đực lai cuối cùng tốt nhất có tốc độ tăng khối lượng

    cao, độ dày mỡ lưng thấp, tiêu tốn thức ăn thấp và t lệ nạc cao.

    - Đánh giá khả năng sinh trưởng, dày mỡ lưng, tiêu tốn thức ăn và t lệ nạc

    của các tổ hợp lai thương phẩm giữa đực lai cuối cùng tốt nhất với nái lai ngoại x

    nội (YMC) và nái lai ngoại x ngoại (YL) nuôi trong điều kiện vùng Trung du miền

    núi phía Bắc.

    - Sơ ộ đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các tổ hợp lợn lai thương phẩm nuôi

    tại một số cơ sở thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc.

    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

    3.1. Ý nghĩa khoa học

    - Luận án cung cấp thêm một số thông tin khoa học liên quan đến khả năng

    sản xuất, tham số di truyền của một số tính trạng quan trọng đặc trưng cho khả năng

    sinh trưởng và cho thịt của một số nguồn gen lợn đực giống cao sản phù hợp cho

    sản xuất lợn lai thương phẩm vùng Trung du miền núi phía Bắc.

    - Kết quả của đề tài luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo có giá trị

    trong công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật và giảng dạy học tập.

    3.2. Ý nghĩa thực tiễn

    - Kết quả của đề tài tạo ra được các tổ hợp lợn đực lai cuối cùng x(P ) và

    P có tốc độ tăng khối lượng cao, dày mỡ lưng và tiêu tốn thức ăn thấp, t lệ nạc

    cao, góp phần làm tăng nguồn gen lợn đực giống có năng suất, chất lượng tốt phù

    hợp với điều kiện chăn nuôi ở vùng Trung du miền núi phía Bắc.

    - Giúp các cơ sở chăn nuôi xác định tổ hợp lợn lai thích hợp có năng suất và

    chất lượng cao góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn lai thương

    phẩm ở vùng Trung du miền núi phía Bắc.

    4. Tính mới của đề tài

    Lần đầu tiên công ố công trình nghiên cứu khoa học có hệ thống về việc lai

    tạo các tổ hợp đực lai cuối cùng để sản xuất lợn lai thương phẩm phục vụ chăn nuôi

    vùng trung du miền núi phía ắc.

  • 4

    Đề tài luận án tạo ra 2 tổ hợp lợn đực lai cuối cùng xP và P có tốc độ

    tăng khối lượng tương đối cao, dày mỡ lưng và tiêu tốn thức ăn thấp, t lệ nạc cao,

    góp phần làm tăng nguồn gen lợn đực giống cuối cùng phục vụ cho sản xuất lợn lai

    thương phẩm nuôi trong điều kiện vùng trung du miền núi phía Bắc là những điểm

    mới mà các nghiên cứu trước đây chưa đề cập đầy đủ và trọn vẹn.

  • 5

    Chương 1

    TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

    1.1.1. Chọn lọc giống trong chăn nuôi

    1.1.1.1. Cơ sở khoa học của chọn lọc

    Chọn lọc được hiểu là do tác động của con người hoặc do tác động của môi

    trường tại một thời điểm trong tự nhiên mà từ đó một số cá thể được tồn tại, thích

    nghi được môi trường và điều kiện sống mới để sinh sản và tái sinh cho quần thể và

    đồng thời hạn chế hoặc loại một số khác kh i quá trình sinh sản và tái sinh cho

    quần thể. Mục tiêu chính của chọn lọc là làm thay đổi giá trị trung ình của một số

    tính trạng sản xuất ở mỗi thế hệ theo ý muốn của con người. Những tính trạng chọn

    lọc được chia làm 2 nhóm, đó là nhóm các tính trạng số lượng: Số con đẻ ra, TKL,

    TTTA, TLN, ML... và nhóm tính trạng chất lượng: Màu sắc lông da, hình dáng

    tai, số lượng vú. Chọn lọc được phân thành 2 loại: Chọn lọc tự nhiên và chọn lọc

    nhân tạo. Đác-uyn cho rằng, chọn lọc nhân tạo cũng như chọn lọc tự nhiên, đều tác

    động đến những thay đổi cơ ản xảy ra ngay trong ản thân của các cá thể sống.

    - Chọn lọc tự nhiên: Là chọn lọc không có tác động của con người mà do sự

    iến đổi về môi trường. Những cá thể không có khả năng thích nghi với điều kiện

    mới sẽ tự chết, những cá thể có khả năng thích nghi sẽ tồn tại và tiếp tục hoàn thiện,

    sau đó tiếp tục sinh sản để duy trì nòi giống.

    - Chọn lọc nhân tạo: Là quá trình chọn lọc do con người tiến hành, nhằm chọn

    những cá thể có đặc điểm ngoại hình và tính năng sản xuất hướng vào việc thoả

    mãn nhu cầu kinh tế hoặc tự nhiên của con người. Chọn lọc nhân tạo là nền tảng của

    công tác cải tạo giống. Thông qua chọn lọc để xác định mục đích sử dụng con vật

    trong tương lai, là để nhân giống hay để sử dụng cho mục đích thương phẩm.

    Trong hệ thống giống lợn hiện đại, chọn giống lợn có ý nghĩa lớn nhất về đánh

    giá và chọn lọc ao gồm những tính trạng số lượng: Số con đẻ ra, TKL, TTTA,

    TLN, ML,... tùy theo chức năng của mỗi nhóm/dòng/giống, đồng thời đánh giá

    giá trị giống ước tính của mỗi cá thể lợn giống hay một nhóm lợn giống được xác

    định không phải chỉ dựa trên từng tính trạng tách iệt mà là đồng thời một lúc trên

    nhiều tính trạng, (Nguyễn ăn Đức. 2013).

  • 6

    1.1.1.2. Giá trị giống ước tính và ứng dụng trong chọn lọc

    a) Hệ số di truyền

    Hệ số di truyền khó có thể xác định chính xác được. Hệ số di truyền phản ánh

    sự khác nhau về di truyền giữa các quần thể trong điều kiện môi trường khác nhau.

    Độ lớn của hệ số di truyền, được biểu thị bằng số thập phân từ 0 đến 1 hoặc t lệ

    phần trăm từ 0% đến 100%. Thường người ta phân chia hệ số di truyền ra làm 3

    mức độ khác nhau. Những giá trị tính được của hệ số di truyền: < 0,2 là hệ số di

    truyền thấp; từ 0,2 đến 0,4 là hệ số di truyền trung bình và > 0,4 là hệ số di truyền

    cao. Những tính trạng có hệ số di truyền thấp, là những tính trạng chịu tác động lớn

    của môi trường. Hầu hết các tính trạng liên quan đến sinh sản thường có hệ số di

    truyền thấp, liên quan đến sinh trưởng thường có hệ số di truyền trung bình và liên

    quan tới chất lượng sản phẩm thường có hệ số di truyền cao.

    Hệ số di truyền được xác định qua mức độ giống nhau của các thân thuộc.

    Quan hệ thân thuộc càng gần thì hệ số di truyền được xác định càng chính xác hơn

    về mặt thống kê. Tương quan giữa anh - chị - em cùng bố khác mẹ hoặc cùng mẹ

    khác bố và hồi qui của đời con với bố (con đực) là ít có sai lệch hơn cả.

    Giá trị kiểu hình của bất kỳ một tính trạng số lượng nào, đều được biểu thị

    thông qua giá trị kiểu gen và sai lệch môi trường:

    P = G + E = A + D + I + Eg + Es

    Trong đó:

    P: giá trị kiểu hình

    G: giá trị di truyền. Giá trị di truyền do toàn bộ các gen mà cá thể có gây nên.

    E: sai lệch do môi trường. Sai lệch do môi trường là do tất cả các yếu tố

    không phải di truyền gây nên sự sai khác giữa giá trị di truyền và giá trị kiểu hình.

    A: giá trị di truyền cộng gộp do tác động riêng rẽ của nhiều gen và mỗi gen

    chỉ có một ảnh hưởng nhỏ gây nên.

    D: sai lệch trội do tác động phối hợp của 2 gen cùng locus gây nên.

    I: sai lệch tương tác do tác động phối hợp của 2 hay nhiều gen ở các locus

    khác nhau gây nên.

  • 7

    Eg: Là sai lệch môi trường chung, các sai lệch do các nhân tố môi trường tác

    động đến toàn bộ cá thể trong một nhóm vật nuôi hoặc tác động lên cả đời con

    vật… Do đó, sai lệch môi trường chung là sai lệch giữa các nhóm cá thể.

    ES: Là sai lệch môi trường riêng - môi trường đặc biệt; Đây là sai lệch giữa

    các cá thể do hoàn cảnh tạm thời hoặc cục bộ gây ra.

    Từ các thành phần phương sai, người ta xây dựng hệ số di truyền. Hệ số di

    truyền (ký hiệu là h2) có thể được trình bày theo hai kiểu khác nhau, đó là: hệ số di

    truyền theo nghĩa rộng và hệ số di truyền theo nghĩa hẹp.

    Hệ số di truyền theo nghĩa rộng

    Hệ số di truyền theo nghĩa rộng biểu thị bằng t lệ giữa phương sai của giá trị

    kiểu gen và phương sai của giá trị kiểu hình. Hệ số di truyền theo nghĩa rộng còn

    được gọi là mức độ quyết định di truyền (được ký hiệu là h2

    G) và được biểu diễn

    bằng công thức sau:

    h2

    G = VG =

    VA + VD + VI

    VP VP

    Trong đó:

    - h2

    G là hệ số di truyền theo nghĩa rộng

    - VG là phương sai giá trị di truyền

    - VP là phương sai giá trị kiểu hình

    - VA là phương sai giá trị di truyền cộng gộp (giá trị giống)

    - VD là phương sai của sai lệch trội

    - VI là phương sai của sai lệch át gen

    Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp

    Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp biểu thị phần kiểu hình được quyết định bởi

    các gen cộng gộp truyền từ đời cha - mẹ đến đời con. Nói một cách khác, hệ số di

    truyền theo nghĩa hẹp là t lệ giữa phương sai giá trị giống và phương sai giá trị

    kiểu hình (VA/VP), đó là t lệ giữa phần biến dị do gen cộng gộp và toàn bộ sự biến

    dị do các nguyên nhân di truyền và không di truyền, (Falconer và MacKay. 1996).

  • 8

    Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp được ký hiệu là h2

    A và được biểu diễn bằng công

    thức sau:

    h2

    A = VA

    VP

    Trong đó:

    - h2

    A là hệ số di truyền theo nghĩa hẹp

    - VA là phương sai giá trị di truyền cộng gộp (giá trị giống)

    - VP là phương sai giá trị kiểu hình

    b) Giá trị giống ước tính

    Giá trị giống (GTG) của một cá thể, là một đại lượng biểu thị khả năng truyền

    đạt các gen từ bố mẹ cho đời con. Giá trị kiểu gen về một tính trạng nào đó của một

    con vật bao gồm: giá trị cộng gộp các sai lệch trội và sai lệch tương tác của các gen

    chi phối tính trạng đó. Giá trị cộng gộp do tác động cộng chung lại của nhiều gen,

    mỗi gen lại có tác động độc lập gây nên. Bố và mẹ sẽ truyền cho đời con các gen

    này, do đó ố và mẹ sẽ truyền cho đời con 1/2 giá trị cộng gộp của chính bản thân

    mình. Trong khi đó, ở đời con do có sự kết hợp hai bộ gen gồm của bố và mẹ nên sẽ

    hình thành các tác động trội và tương tác mới khác với bố hoặc mẹ. Như vậy, giá trị

    cộng gộp được truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau theo nguyên tắc: con nhận

    được 1/2 của bố và 1/2 của mẹ. Do vậy, người ta cũng gọi giá trị cộng gộp là giá trị

    giống. Giá trị giống của một cá thể, là giá trị kiểu gen tác động cộng gộp mà cá thể

    đó đóng góp cho thế hệ sau.

    Chúng ta không thể đánh giá trực tiếp được giá trị giống của con vật cho tới

    nay, cũng như trong một thời gian dài nữa. Chúng ta vẫn chưa iết được ảnh hưởng

    của rất nhiều các gen đóng góp tác động cộng gộp. o đó, chúng ta chỉ có thể ước

    tính được giá trị giống. Phương pháp duy nhất để ước tính giá trị giống của một con

    vật nuôi về một tính trạng nào đó, là dựa vào giá trị kiểu hình của tính trạng này ở

    chính bản thân con vật, hoặc dựa vào giá trị kiểu hình của tính trạng này ở các

    con vật họ hàng với con vật mà ta cần ước tính giá trị giống, hoặc phối hợp cả

    hai loại giá trị kiểu hình này. Cách ước tính giá trị giống của một vật nuôi đối

    với nhiều tính trạng cũng sẽ tương tự như vậy. Giá trị kiểu hình của một con vật

  • 9

    mà ta sử dụng để ước tính giá trị giống, được gọi là nguồn thông tin giúp cho

    việc đánh giá giá trị giống.

    Trong thực tế, người ta chỉ có thể xác định được giá trị giống gần đúng của

    chúng từ các nguồn thông tin khác nhau, tức là giá trị giống ước lượng. Giá trị

    giống ước lượng này, còn được gọi là giá trị giống dự đoán hoặc giá trị giống mong

    đợi. Trong các nguồn thông tin để xác định giá trị giống ước lượng thì nguồn thông

    tin về đời con của một cá thể là quan trọng nhất. o đó, giá trị trung bình của đời

    con của một cá thể chính là định nghĩa thực hành về giá trị giống của nó.

    Phương pháp chung ước lượng giá trị giống

    Dạng tổng quát cho ước lượng giá trị giống:

    GTG = bA.P*(P* - Pherd) (1)

    Hệ số hồi quy bA.P* được tính toán theo công thức:

    bA.P* = h

    2. n.R

    1 + (n-1)rp*

    Trong đó:

    P* - là nguồn thông tin, ví dụ nguồn thông tin cá thể gồm giá trị

    kiểu hình của bản thân con vật, trung bình giá trị kiểu hình của cả đời, hoặc trung

    bình giá trị kiểu hình của anh chị em hoặc các cá thể con

    Pherd - là trung bình toàn đàn của tính trạng đó

    bA.P* - là hồi quy giá trị giống theo giá trị kiểu hình

    h2 - là hệ số di truyền của tính trạng xem xét

    n - là số lượng số liệu có trong P*

    - là quan hệ di truyền cộng gộp tích lũy giữa cá thể được ước

    lượng giá trị giống, với các cá thể trong P ( = 1/2 nếu là anh chị em cùng cha

    cùng mẹ,…)

    rp* - là tương quan giữa các số liệu trong nguồn thông tin

    Độ chính xác của ước lượng giá trị giống

    Độ chính xác của ước lượng giá trị giống, là tương quan giữa giá trị giống của

    cá thể với nguồn thông tin dùng để ước lượng giá trị giống đó. Điều này cho ta biết,

    khả năng ước lượng giá trị giống A từ giá trị kiểu hình P.

    rA.P = [bA.P R]1/2

  • 10

    Nếu số quan trắc trên một cá thể là 1 (n=1). Tương quan di truyền của cá thể

    với chính nó là 1. Giá trị giống của một tính trạng X có thể được tính như sau:

    h2(1)(1)

    GTGX = (PX -P) = h2

    X (PX - Pherd) (2)

    1 + (n-1)1 Độ chính xác của ước lượng là : rA.P = [h

    2.1]

    1/2 = h

    Trong đó:

    - PX là kiểu hình của cá thể này đối với tính trạng X

    - Pherd là giá trị kiểu hình trung bình của đàn đối với tính trạng

    - rA.P = h trong trường hợp chọn lọc/ước tính dựa vào giá trị P của cá thể và

    chỉ có 01 giá trị P

    c) Ứng dụng giá trị giống ước tính trong chọn lọc

    Công tác chọn lọc giống lợn hiện nay tồn tại 2 loại chỉ số chọn lọc: Chỉ số

    chọn lọc theo giá trị kiểu hình và chỉ số chọn lọc theo giá trị giống.

    Việc sử dụng chỉ số chọn lọc theo giá trị giống cho độ chính xác cao hơn,

    mang lại hiệu quả nhanh hơn. Nhưng đòi h i phải có hệ thống công tác giống tương

    đối hoàn chỉnh, chế độ ghi chép kiểm tra năng suất đầy đủ, đồng thời phải có máy vi

    tính kèm theo phần mềm của các chương trình tính toán.

    Chỉ số chọn lọc theo giá trị giống

    Index = b1GTG1 + b2GTG2 + ... + bnGTGn

    Trong đó:

    - Index: Giá trị chỉ số chọn lọc theo giá trị giống của cá thể

    - b1GTG1: Giá trị kinh tế và giá trị giống của tính trạng thứ 1,

    - b2GTG2 :Giá trị kinh tế và giá trị giống của tính trạng thứ 2,

    - b3GTG3: Giá trị kinh tế và giá trị giống của tính trạng thứ 3.

    - bnGTGn: Giá trị kinh tế và giá trị giống của tính trạng thứ n.

    Các hệ số b ở trên thu được từ phân tích BLUP dựa vào các đầu vào về trung

    bình giá thị trường, chi phí, giá thành, năng suất của các tính trạng do từng cơ sở

    giống tính toán cho đơn vị mình.

  • 11

    Chỉ số kinh tế khi kết hợp các tính trạng được chọn lọc trong chương trình

    PIGBLUP được tính toán theo 2 cách:

    - Tính theo phương pháp tính chỉ số VND chung (VNDIndex): Bằng phương

    pháp hồi quy bội của các phân tích giá trị giống và ma trận hiệp phương sai di

    truyền với giá trị kinh tế của tính trạng đưa vào phân tích do cơ sở giống cung cấp

    (giá trị trung bình tại thời điểm xác định giá trị giống).

    - Tính theo chỉ số người sử dụng (uIndex): Sử dụng t trọng do người làm

    công tác giống đưa ra và sử dụng nó như là một hệ số nhân với giá trị giống của mỗi

    tính trạng. T trọng này của mỗi cơ sở giống có khác nhau, tuỳ theo mục đích giống

    khác nhau và giá trị kinh tế của mỗi tính trạng tại mỗi cơ sở.

    Trong di truyền chọn giống vật nuôi, giá trị kinh tế của một tính trạng được

    định nghĩa là phần lợi nhuận gia tăng trên 1 đơn vị thay đổi di truyền của tính trạng

    đó và ảnh hưởng lớn đến mức độ ưu tiên giữa các tính trạng trên một con vật.

    Thông thường, giá trị kinh tế được tính toán dựa trên các yếu tố năng suất và giá cả

    trong một hệ thống sản xuất và phân phối nhất định.

    - Đối với tính trạng tăng khối lượng/ngày: Là phần lợi nhuận gia tăng khi tính

    trạng này được cải thiện tăng thêm 1 gam. Các tham số kinh tế đưa vào tính toán ao

    gồm: giá lợn con giống lúc 2 tháng tuổi, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng, giá thức ăn và

    các ước lượng chi phí khác ngoài thức ăn, giá án sản phẩm xuất chuồng ở 90 kg.

    - Đối với tính trạng dày mỡ lưng: Là phần lợi nhuận gia tăng khi thay đổi 1

    mm độ dày mỡ lưng ở lợn xuất chuồng có khối lượng xuất chuồng 90 kg. Việc tính

    toán giá trị kinh tế của tính trạng này dựa vào dày mỡ lưng đo được lúc lợn đạt 90

    kg và tương quan hồi quy bội giữa dày mỡ lưng và giá thành lúc giết thịt ở 90 kg.

    - Đối với tính trạng số con sơ sinh/lứa: Là phần lợi nhuận được tăng thêm khi

    tính trạng này được cải thiện thêm 1 con/ổ. Toàn bộ chi phí mua nái hậu bị, thức ăn,

    thụ tinh nhân tạo, và chi phí khác cho lợn mẹ trong suốt giai đoạn hậu bị, mang thai,

    nuôi con và chờ phối trở lại sau cai sữa đã được sử dụng để tính toán giá thành của

    một lợn con sơ sinh sống/lứa, với giả định số lứa đẻ tối đa 8 lứa/nái. Đồng thời,

    tổng chi phí này cũng đã được điều chỉnh bằng việc khấu trừ phần thu do bán nái

  • 12

    loại. Mặt khác, để trở thành sản phẩm có thể mua án được trên thị trường, các lợn

    con sơ sinh phải được nuôi đến giai đoạn chuyển đàn (60 ngày tuổi).

    Ở các quốc gia phát triển, chỉ số chọn lọc dựa trên giá trị giống ước tính của

    các tính trạng bắt đầu trở nên phổ biến trong các chương trình giống lợn từ khi

    phương pháp BLUP được phát triển. Bằng phương pháp này, tiến bộ di truyền của

    các tính trạng sản xuất ở đàn lợn giống đã tăng 0,04 - 0,5 con/ổ/năm với tính trạng

    sinh sản và giảm 0,4 - 9,5 ngày với tuổi đạt khối lượng 100kg. Ở Việt Nam, từ sau

    năm 2000, một số cơ sở giống lợn đã ứng dụng chỉ số chọn lọc dựa trên giá trị

    giống của các tính trạng và ước đầu đem lại hiệu quả khá cao: tăng số con sơ sinh

    sống 0,045 - 0,2 con/ổ/năm và giảm mỡ lưng 0,3 - 0,4 mm/năm, (Nguyễn Quế Côi

    và Võ Hồng Hạnh. 2000; Trịnh Công Thành và ương Minh Nhật. 2005 Đoàn ăn

    Giải và ũ Đình Tường. 2004; Kiều Minh Lực. 2001).

    1.1.2. Lai tạo và ưu thế lai

    1.1.2.1. Lai giống

    a) Khái niệm về lai giống

    Lai giống là cho giao phối giữa những động vật thuộc hai hay nhiều giống

    khác nhau. Lai khác dòng là cho giao phối giữa các động vật thuộc các dòng khác

    nhau trong cùng một giống. Mặc dù lai khác giống xa nhau về huyết thống hơn lai

    khác dòng, song hiệu ứng di truyền của cả hai kiều lai lại tương tự nhau (Nguyễn

    Hải Quân và cs., 1995)

    Lai tạo là biện pháp nhân giống nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản

    phẩm thông qua tận dụng ưu thế lai.

    b) Các phương pháp lai phổ biến

    * Lai đơn giản (giữa 2 giống hoặc 2 dòng):

    - Giá trị kiểu hình của con lai giữa mẹ A với bố B, ký hiệu F1(AB) sẽ là:

    PF1(AB) = 1/2 aA + 1/2 aB + MA + BB + HI + E

    - Giá trị kiểu hình của con lai giữa mẹ B với bố A, ký hiệu F1(BA) sẽ là:

    PF1(BA) = 1/2 aA + 1/2 aB + BA + MB + HI + E

    Trong đó:

    HI : Ưu thế lai của con lai

  • 13

    aA, aB : Giá trị cộng gộp của giống A, B

    MA, MB : Ảnh hưởng của ngoại cảnh mẹ của giống A, B

    BA, BB : Ảnh hưởng của ngoại cảnh bố của giống A, B

    E : Ảnh hưởng của ngoại cảnh

    Lai đơn giản (giữa 2 giống hoặc 2 dòng) tạo được con lai F1 mà tại các locut đề

    có 2 gen của 2 giống, dòng khác nhau, do đó ưu thế lai cá thể là 100%. Lai đơn giản

    hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi ở nước ta. Ví dụ, sử dụng lợn đực Yorshire hoặc

    Landrace phối với lợn Móng cái. Nhìn chung, các con lai đều có năng suất cao, khả

    năng thích nghi với bệnh tật tốt, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

    * Lai phức tạp (giữa 3, 4 giống hoặc 3, 4 dòng):

    - Lai 3 giống hoặc 3 dòng (A, B, C): Giá trị kiểu hình của kiểu hình của con

    lai là F1(AB)xC là:

    PF1(AB)xC = 1/4 aA + 1/4 aB + 1/2aC + BC + HM + HI + E

    Trong đó:

    HI : Ưu thế lai của con lai

    HM : Ưu thế lai của mẹ lai (do mẹ là con lai F1)

    aA, aB, aC : Giá trị cộng gộp của giống A, B, C

    BC : Ảnh hưởng của bố giống C

    E : Ảnh hưởng của ngoại cảnh

    Như vậy, so với lai đơn giản giữa 2 giống hoặc 2 dòng, lai giữa 3 giống hoặc 3

    dòng do sử dụng mẹ lai (hoặc bố lai) nên con lai F1(AB)xC ngoài ưu thế lai cá thể

    còn có ưu thế lai của mẹ lai (hoặc bố lai).

    Trong chăn nuôi lợn ở nước ta hiện nay, chúng ta đang sử dụng một số công thức

    lai “3 máu”. Ở các tỉnh phía Bắc, dùng nái lai F1 (bố Yorshire, mẹ Móng Cái) phối với

    đực Landrace hoặc dùng nái lai F1 (bố Landrace, mẹ Móng Cái) phối với đực Yorshire,

    các công thức lai này được gọi là lai “3 máu, 75% máu ngoại”. Ở các tỉnh phía Nam,

    dùng nái lai F1 giữa Yorshire và Landrace phối với đực Duroc hoặc Pietrain...

    - Lai 4 giống hoặc 4 dòng (A, B, C, D): Giá trị kiểu hình của con lai

    F1(AB)(CD) là:

    PF1(AB)(CD) = 1/4 aA + 1/4 aB + 1/4aC + 1/4aD + HB + HM + HI + E

    Trong đó:

    HI :Ưu thế lai của con lai

  • 14

    HM :Ưu thế lai của mẹ lai (do mẹ là con lai F1)

    HB :Ưu thế lai của bố (do bố là con lai F1)

    aA, aB, aC, aD :Giá trị cộng gộp của giống A, B, C, D

    E : Ảnh hưởng của ngoại cảnh

    Như vậy, con lai 4 giống hoặc dòng, do cả bố và mẹ đều là con lai nên con lai

    F1(AB)(C ) có được ưu thế lai cá thể, ưu thế lai của mẹ và ưu thế lai của bố. Tuy

    nhiên, để thực hiện được lai 4 giống, dòng người ta phải có đủ 4 giống (dòng) đảm

    bảo được yêu cầu cho việc lai giống. Điều này, không phải dễ dàng đối với bất cứ

    điều kiện sản xuất nào.

    * Lai luân chuyển: Là ước phát triển tiếp theo của lai kinh tế, trong đó sau

    mỗi đời lai người ta lại thay đổi đực giống của các giống đã được sử dụng.

    Ưu điểm nổi bật của lai luân chuyển là, trong quá trình lai đã tạo được đàn cái

    giống để tự thay thế, chỉ cần nhập đực giống (hoặc tinh dịch) từ bên ngoài, không

    cần phải tiếp tục giữ các giống (dòng) thuần an đầu như lai kinh tế. Qua các đời lai

    vẫn có thể duy trì được ưu thế lai ở một mức độ nhất định.

    * Lai cải tiến: Được sử dụng trong trường hợp một giống về cơ ản đã đáp

    ứng được yêu cầu, song còn một vài nhược điểm cần được cải tiến. Để thực hiện

    việc lai cải tiến, người ta lai giống an đầu này với một giống có ưu điểm nổi bật về

    tính trạng cần được cải tiến. Các thế hệ tiếp theo được phối giống trở lại với chính

    giống an đầu. Trên cơ sở lai ngược trở lại và chọn lọc qua các thế hệ lai, nhược điểm

    của giống an đầu dần được khắc phục. Khi đã đạt được mong muốn ở một thế hệ lai

    nhất định (thường là F3), người ta cho các con vật trong cùng thế hệ này phối giống với

    nhau (tự giao), để cố định các đặc điểm của giống vừa mới được hoàn thiện.

    * Lai cải tạo: Được sử dụng trong trường hợp một giống về cơ ản không đáp

    ứng được yêu cầu, có nhiều đặc điểm xấu cần được cải tạo. Để thực hiện, người ta

    phải lai giống xấu này với một giống có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, gọi

    là giống cao sản. Các đặc điểm xấu của giống an đầu dần được khắc phục bằng

    cách chọn lọc qua các thế hệ lai. Khi đã đạt được yêu cầu ở một thế hệ lai nhất định

    (thường là F3), người ta cho các con vật trong cùng thế hệ này phối giống với nhau

    (tự giao) để cố định các đặc điểm tốt của giống.

  • 15

    * Lai tổ hợp (gây thành): Là phương pháp lai giữa các giống với nhau nhằm

    tạo một giống mới mang được các đặc điểm tốt của các giống khởi đầu. Hầu hết các

    giống cao sản hiện nay đều là kết quả của lai tổ hợp. Công việc tạo giống này phải

    xuất phát từ những chủ định và mục tiêu cụ thể, đòi h i các khâu theo dõi, chọn lọc,

    gh p đôi giao phối, chăn nuôi, quản lý hết sức chặt chẽ và một tiến trình thực hiện

    khá dài, vì vậy cần một sự đầu tư lớn cả về nguồn nhân lực lẫn kinh phí.

    1.1.2.2. Ưu thế lai

    a) Khái niệm về ưu thế lai

    Ưu thế lai là một hiện tượng sinh học, đã được nghiên cứu từ hơn 200 năm

    nay, nhưng đến năm 1914 mới được Shull đề nghị dùng từ “Heterosis” để chỉ hiện

    tượng ưu thế lai. Ông cho rằng, ưu thế lai là tập hợp của các hiện tượng mà không

    thể giải thích được theo qui luật của Mendel liên quan tới sinh trưởng nhanh hơn

    của đời con, chống chịu bệnh tật tốt hơn, năng suất cao hơn so với trung bình của bố

    mẹ tạo nên chúng. Ưu thế lai là một hiện tượng sinh học, tăng sức sống của đời con

    lai so với trung bình bố mẹ thuần khi có sự giao phối giữa các cá thể không thân

    thuộc với nhau. Ưu thế lai không chỉ biểu hiện sức chịu đựng cao, mà còn bao gồm

    cả sự giảm t lệ chết, tăng tốc độ sinh trưởng, tăng sức sản xuất và tăng khả năng

    sinh sản. Vì vậy, người ta xem hiện tượng ưu thế lai như là một sinh lực đặc biệt

    của ngành sinh vật học nói chung và của ngành nông nghiệp nói riêng. Trần Huê

    Viên. (2004) cho rằng, ưu thế lai là hiện tượng sinh học rất quý, biểu hiện sự phát

    triển mạnh mẽ của những cơ thể được tạo ra từ việc lai giữa các giống không cùng

    huyết thống. Là sự phát triển toàn bộ khối lượng cơ thể con vật, sự gia tăng cường

    độ trao đổi chất, sự tăng lên của các tính trạng sản xuất. Mặt khác, ưu thế lai biểu thị

    theo từng khía cạnh, từng tính trạng trên các cá thể lai. Hay nói cách khác, mỗi tính

    trạng biểu hiện ưu thế lai ở các mức độ khác nhau.

    Khi cho giao phối 2 cá thể khác giống, khác dòng, tổ hợp lai tạo thành đều

    biểu hiện ưu thế lai, tuy nhiên ở mức độ cao thấp khác nhau. Trong nhiều trường

    hợp, nhất là đối với tính trạng chịu sự chi phối bởi nhiều gen, mức độ ưu thế lai có

    khi thiên về giống này hoặc thiên về giống khác và mức độ cao hay thấp còn tuỳ

    thuộc vào từng tính trạng. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ tiêu về số con sơ

  • 16

    sinh/ổ, khả năng tăng khối lượng, năng suất sữa thường biểu hiện ưu thế lai cao hơn

    so với tính trạng t lệ mỡ và protein sữa. Ưu thế lai thường thể hiện cao nhất ở đời

    F1 và giảm dần ở các thế hệ tiếp theo, vì t lệ đồng hợp tử các gen trong các tổ hợp

    lai tăng lên.

    b) Cơ sở di truyền của ưu thế lai

    Ưu thế lai đã được khám phá từ hơn một thế k trước, nhưng cơ sở di truyền

    của hiện tượng này vẫn còn nhiều tranh luận (Lippman và Zamir. 2007; Birchler và

    cs., 2010). Cơ chế di truyền của ưu thế lai, đã được một số tác giả đề nghị chính là

    sự vượt trội của kiểu gen di hợp tử tại một locus nào đó của con lai, so với cả hai

    bên cha mẹ có kiểu gen đồng hợp tử. Sự tồn tại của tính siêu trội đã được quan sát ở

    nhiều tính trạng (Li và cs., 2001; Luo và cs., 2001; Estelle và cs., 2008; Boysen và

    cs., 2010). Cơ chế của tính siêu trội rất có thể là do ảnh hưởng đa chiều, khi một gen

    với hai alen ảnh hưởng theo chiều hướng trái ngược nhau đến các thành phần khác

    nhau của tính trạng. Do vậy, kiểu hình của cá thể dị hợp tử có chứa cả hai alen của

    một gen sẽ vượt trội hơn cả hai bên cha mẹ đồng hợp tử. Tính siêu trội có thể xuất

    hiện ngay cả khi các ảnh hưởng của alen mang tính cộng gộp đến mỗi thành phần

    của tính trạng theo các chiều hướng khác nhau (Falconer và Mackey. 1996). Sự hiện

    diện của tính siêu trội còn được tìm thấy ở mức độ phân tử (Berger và cs., 1976;

    Comings và MacMurray. 2000; Birchler và cs., 2010). Theo một giả thiết được chấp

    nhận rộng rãi từ lâu, lý thuyết về tính siêu trội chính là ưu thế lai khi bổ sung tính

    trội của các alen lặn ở các locus khác nhau. Giả sử, một bên cha mẹ có kiểu gen

    AA được lai với một bên cha mẹ khác có kiểu gen aaBB, trong đó alen “A” và

    “B” là alen trội có lợi. Ở con lai một sự bổ sung ảnh hưởng có lợi của các alen trội

    “A” và “B” ở các locus khác nhau sẽ xảy ra. Kết quả là, kiểu hình của con lai vượt

    trên trung bình của hai bên cha mẹ. Tuy nhiên, giả thiết sử dụng các dạng khác nhau

    của tính trội để giải thích cơ chế của ưu thế lai rất khó có sự thuyết phục khi các

    locus liên kết với nhau trong quá trình di truyền (phân chia nhiễm sắc thể) và trường

    hợp này gọi là siêu trội giả.

    Để khám phá các cơ sở của ưu thế lai, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành,

    song kết quả vẫn còn nhiều mâu thuẫn (Pirchner and Mergl. 1977; Xiao và cs.,

  • 17

    1995; Li và cs., 2001; Luo và cs., 2001; Frascaroli và cs., 2007; Lippman và Zamir.

    2007). Các đóng góp của các mô hình nghiên cứu giải thích cho sự hiện diện của ưu

    thế lai vẫn còn chưa rõ ràng cho dù giả thiết về tính trội có cái gì đó được ủng hộ

    nhiều hơn (Charlesworth và Willis. 2009). Ở một số tính trạng, sự hiện diện của ưu

    thế lai có thể được xem là sự kết hợp của tính trội và tính siêu trội với các ảnh

    hưởng có thể so sánh được (Li và cs., 2008). Hơn thế nữa, các giả thuyết này gần

    như có liên hệ với nhau do cả hai cùng dựa trên sự hiện diện của các gen trội và chỉ

    khác nhau ở mức độ của tính trội. Bên cạnh cả tính trội hay tính siêu trội, độ lớn của

    ưu thế lai cũng phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các quần thể cha mẹ. East (1936) đã

    tổng hợp các nghiên cứu liên quan và kết luận rằng, ưu thế lai có liên quan đến sự

    khác biệt của các quần thể cha mẹ. Bằng chứng cũng được tìm thấy khi lai thực vật

    sử dụng các dòng lai có mức độ cận huyết cao. Ở thực vật, lai thường biểu lộ mức

    độ ưu thế lai cao hơn ở động vật lai do các dòng cận huyết ở động vật thường bị

    khống chế ở mức trung ình để tránh suy giảm do cận huyết (Falconer và Mackay.

    1996). Các ưu thế lai của các chỉ tiêu năng suất ở các giống cây trồng lai thường

    biến động từ 15 - 50% (Duvick. 1999), trong khi ở động vật lai chỉ vào khoảng 10%

    (Johnson. 1980; Kosba. 1978; Cundif và Gregory.1999). Falconer và Mackay.

    (1996) cho biết, khi không có ảnh hưởng của tương tác át chế giữa các gen, ưu thế

    lai được xem như là sự kết hợp cộng gộp của các ảnh hưởng của các gen chi phối

    đến tính trạng. Giả sử, sự khác biệt về tần số gen giữa các quần thể cha mẹ là không

    thay đổi, mức độ của ưu thế lai sẽ tăng tuyến tính cùng với mức độ tăng của tính

    trội tại mỗi locus. Nếu tương tác át chế giữa các gen tồn tại, tính tuyến tính cũng sẽ

    bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu chỉ có sự hiện diện của tương tác át chế giữa các gen

    không thể gây ra bất kỳ ưu thế lai nào (Crow và Kimura. 1970; Falconer và

    Mackay. 1996). Hầu hết, các nghiên cứu đều xem tương tác át chế giữa các gen có

    vai trò rất nh đối với ưu thế lai (Li và cs., 2001; Luo và cs., 2001; Li và cs., 2008;

    Estelle và cs., 2008), cho dù nó thể thể quan trọng hơn với một số tính trạng (Mefert

    và cs., 2002; Abasht và Lamont. 2007). Sự đóng góp của tần số gen và các ảnh

    hưởng không cộng gộp của các gen đến ưu thế lai đã cho thấy, sự hiện diện của

    ưu thế lai có liên quan đến thành phần các nhân tố di truyền không cộng gộp,

  • 18

    đặc biệt là tính trội ảnh hưởng đến tính trạng. Người ta cũng nhận thấy rằng,

    tính trội có thể giải thích sự vượt trội 10% của phương sai kiểu hình (Wei và

    Van der Werf. 1993; Culbertson và cs., 1998). Ưu thế lai thường trở nên quan

    trọng hơn ở các tính trạng có khả năng di truyền thấp như: các tính trạng sinh

    sản, khi đó phương sai di truyền trội có thể lớn gấp đôi phương sai di truyền

    cộng gộp (Hoeschele. 1991; Crnokrak và Roff. 1995). Do vậy, người ta thường

    thấy các tính trạng sinh sản có ưu thế lai cao hơn tính trạng trạng sản xuất khác

    (Cundiff và Gregory. 1999).

    Khi lai tạo giữa các cá thể từ hai quần thể khác nhau, sẽ gây ra các hiệu ứng

    cộng gộp của các gen, chính là trung bình của giá trị kiểu hình trung bình của quần

    thể thứ nhất và giá trị kiểu hình trung bình của quần thể thứ hai. Hiệu ứng cộng gộp

    của các nguồn gen khác dòng hoặc khác giống trên cá thể lai thể hiện ưu thế lai

    (Hy ridvigour /Heterosis). Như vậy, ưu thế lai là do trạng thái dị hợp tử ở đời con

    của bố mẹ khác giống (dòng) gây ra. Nếu gọi ưu thế lai là H , ta có công thức tính

    như sau:

    H (%) = [(XP1 -Xb.m) /Xb.m] x 100

    Trong đó:

    -XP1 là bình quân giá trị kiểu hình của tính trạng ở đời con.

    -Xb.m là bình quân giá trị kiểu hình của tính trạng ở đời bố mẹ.

    o đó, trái với hiệu quả của việc nhân giống cận huyết, lai giống sẽ tạo ra đời

    con lai có sức sống cao hơn, khả năng thích ứng và chống đỡ bệnh tật cao hơn và

    làm tăng được khả năng sinh sản, sinh trưởng.

    c) Các thành phần ưu thế lai

    Các thành phần ưu thế lai ao gồm: trực tiếp, ố lai và mẹ lai, ông và à nội

    lai, ông và à ngoại lai. Song, thông thường người ta chỉ đề cập đến ưu thế lai trực

    tiếp, ố lai và mẹ lai vì những thành phần ưu thế lai của ông và à nội lai, ông và à

    ngoại lai là quá nh .

    * Ưu thế lai trực tiếp

  • 19

    Ưu thế lai trực tiếp ( d) là giá trị ưu thế lai tạo nên trực tiếp ở các cá thể lai

    khi cá thể lai đó iểu thị trọn vẹn ưu thế lai. Trong chăn nuôi lợn, Bidanel và cs.,

    (1990), khi nghiên cứu xác định các thành phần ưu thế lai trực tiếp, ưu thế lai từ ố

    và mẹ lai giữa hai giống Meihsan và LW cho iết, giá trị di truyền cộng gộp trực

    tiếp ở LW trung ình tương ứng là 4,3 và 20,5 cho tính trạng khối lượng cơ thể lúc

    73 và 154 ngày tuổi và 218g đối với tính trạng khả năng tăng khối lượng từ 73 đến

    154 ngày tuổi. Tăng khối lượng của các tổ hợp lợn lai của 3 giống MC, L và Y nuôi ở

    miền Bắc iệt Nam, là một thí dụ cụ thể được Nguyễn ăn Đức. (1997) và Nguyễn

    ăn Đức và cs., (2003) nghiên cứu thành công trên các thành phần ưu thế lai.

    * Ưu thế lai của cá thể bố lai

    Ưu thế lai của cá thể ố lai ( ), là giá trị ưu thế lai thu được của tổ hợp lai

    thu được từ cá thể ố lai trọn vẹn đóng góp cho tổ hợp lợn lai do chính nó tạo ra.

    * Ưu thế lai của cá thể mẹ lai

    Ưu thế lai của cá thể mẹ lai ( m), là giá trị ưu thế lai thu được của tổ hợp lai

    thu được từ cá thể mẹ lai trọn vẹn đóng góp cho tổ hợp lợn lai do chính nó tạo ra.

    * Ưu thế lai tổng cộng

    Ưu thế lai tổng cộng của ất kì tổ hợp lai nào, cũng ằng tổng các ưu thế lai

    thành phần. Công thức tính như sau:

    ƯTLTổng cộng = ƯTLThành phần.

    = ƯTLTrực tiếp + ƯTLBố lai + ƯTLMẹ lai + ....

    Xác định t lệ đóng góp của mỗi thành phần di truyền cộng gộp, ố, mẹ mỗi

    thành phần ưu thế lai trực tiếp, ố lai, mẹ lai sẽ giúp ta ước tính được giá trị giống

    dự đoán từng tổ hợp lai chưa khảo nghiệm trong hệ thống lai tạo dựa theo các giá trị

    tính đã thu được của ộ số liệu thông qua một ma trận của tất cả các số liệu cấu tạo

    nên chúng. Trong thực tế, người ta thường áp dụng nguyên lý này để ước tính giá trị

    giống của ất kì một tổ hợp lai nào mong muốn trong sản xuất mà chưa được khảo

  • 20

    nghiệm. Cách tính giá trị giống ước tính là tổng của tất cả các tích giữa giá trị tính

    thu được từ ma trận tổng hợp với từng t lệ nguồn gen cấu tạo nên cá thể đó.

    Thí dụ, xác định t lệ đóng góp của mỗi thành phần di truyền cộng gộp, ố,

    mẹ mỗi thành phần ưu thế lai trực tiếp, ố lai, mẹ lai vào giá trị giống dự đoán các

    tổ hợp lai chưa khảo nghiệm trong hệ thống lai tạo lợn tại iệt Nam theo các giá trị

    tính (Nguyễn ăn Đức. 2000) đã được trình ày tại ảng 1.1

    Bảng 1.1: Tỷ lệ đóng góp của mỗi thành phần di truyền cộng gộp và ưu thế lai

    vào giá trị giống dự đoán của tính trạng tăng khối lượng các tổ hợp lai của 3

    giống Duroc, Landrace và Yorkshire

    Các yếu tố

    ảnh hưởng

    Ad

    D

    Ad

    L

    Ad

    Y

    Ab

    D

    Ab

    L

    Ab

    Y

    Am

    D

    Am

    L

    Am

    Y Dd Db Dm

    Giá trị

    dự

    đoán

    Giá trị tính 573 576 580 15 -8 -7 -17 9 8 29 25 9

    D 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 571

    L 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 0 577

    Y 0 0 1 0 0 1 0 0 1 0 0 0 581

    F1(LxY) 0 1/2 1/2 0 1 0 0 0 1 1 0 0 607

    F1(YxL) 0 1/2 1/2 0 0 1 0 1 0 1 0 0 609

    F1(DxY) 1/2 0 1/2 1 0 0 0 0 1 1 0 0 629

    F1(DxL) 1/2 1/2 0 1 0 0 0 1 0 1 0 0 628

    D(YxL) 1/2 1/4 1/4 1 0 0 0 1/2 1/2 1 0 1 637

    D(LxLW) 1/2 1/4 1/4 1 0 0 0 1/2 1/2 1 0 1 637

    (DxL)(YxL) 1/4 1/2 1/4 1/2 1/2 0 0 1/2 1/2 3/4 1 1 644

    Ghi chú: là giá trị trung bình; AdD, AdL và AdY là giá trị di truyền cộng gộp trực tiếp của các giống Duroc, Landrace và Yorkshire; AbD, AbL và AbY là giá trị hiệu ứng cộng

    gộp của bố D, L và Y; AmDu, AmL và AmY là giá trị hiệu ứng cộng gộp của lợn mẹ D, L và

    Y; Dd là ưu thế lai trực tiếp, Db là ưu thế lai của bố lai và Dm là ưu thế lai của mẹ lai.

    Ở ví dụ này, giá trị di truyền cộng gộp trực tiếp (Ad) đóng góp vào tốc độ

    TKL của các tổ hợp lợn lai của các giống , L và Y là 573, 576 và 580 g/ngày.

    ới kết quả này cho thấy, giá trị di truyền cộng gộp trực tiếp đóng góp vào tốc

    độ TKL lợn lai của giống lợn Y là cao nhất và lợn L đứng ở vị trí thứ 2, còn ở

    vị trí cuối cùng..

  • 21

    Giá trị di truyền cộng gộp của cá thể bố (Ab) ở ví dụ này: A D, AbL và AbY

    là 15, -8 và -7 g/ngày. Từ kết quả này cho ta thấy, giá trị hiệu ứng cộng gộp về tốc

    độ TKL của lợn lai ở cá thể ố thuộc giống L là nh nhất. Điều đó nói lên rằng, ở tổ

    hợp lai nếu ố là L thì đã làm giảm đi -8 g/ngày trong lúc đó nếu ố là thì sẽ làm

    tăng 15 g/ngày.

    Giá trị di truyền cộng gộp cá thể mẹ (Am) ở nghiên cứu này AmD, AmL

    và AmY là -17, 9 và 8 g/ngày. Từ kết quả của ví dụ trên cho thấy, giá trị hiệu

    ứng cộng gộp làm tăng khối lượng lợn lai của cá thể mẹ là nh nhất. Hay nói

    một cách khác, lợn nái giống làm giảm tốc độ TKL ở các tổ hợp lai giữa nó

    với các giống khác.

    Ưu thế lai trực tiếp, giá trị d về TKL lợn lai ở ví dụ này là 29 g/ngày.

    Ưu thế lai của cá thể mẹ lai, giá trị m về tốc độ tăng khối lượng của lợn lai

    là 9 g/ngày.

    Ưu thế lai của cá thể bố lai, giá trị về tốc độ tăng khối lượng của lợn lai

    là 25 g/ngày.

    Ưu thế lai tổng cộng, ưu thế lai tổng cộng về TKL của các tổ hợp lai của 3

    giống ở trên = ưu thế lai thành phần trực tiếp (29 g/ngày) + ưu thế lai của ố lai (25

    g/ngày) + ưu thế lai thành phần của cá thể mẹ lai (9 g/ngày) = 63 g/ngày. Giá trị này

    nói lên rằng, tất cả các cá thể của tổ hợp lợn lai 3 giống mỗi ngày tăng hơn 63 g khối

    lượng sống so với khối lượng sống trung ình của các nhóm lợn thuần chủng tạo

    nên chúng.

    Từ những nguyên lý cơ ản về ưu thế lai trên, căn cứ vào nguồn các thành

    phần ưu thế lai đã xác định được. Chúng ta có thể, xác định giá trị ưu thế lai tổng

    cộng của mỗi một tổ hợp lai để thông qua đó, chọn được nên dùng công thức lai nào

    và đặc iệt dùng giống nào hay tổ hợp lai nào làm ố, làm mẹ sẽ khai thác được tối

    đa ưu thế lai. Nhờ vậy, công tác giống chắc chắn sẽ đưa lại năng suất cao và hiệu

    quả kinh tế lớn.

    d) Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ biểu hiện của ưu thế lai

    Bố và mẹ có nguồn gốc di truyền càng xa nhau thì ưu thế lai càng cao, ngược

    lại bố mẹ có nguồn gốc di truyền càng gần nhau thì ưu thế lai càng thấp. Hay nói

  • 22

    cách khác, khoảng cách di truyền của các giống thuần tham gia tạo ra tổ hợp lai

    càng xa thì ưu thế lai càng lớn và ngược lại. Ch ng hạn, ưu thế lai của tính trạng

    tăng khối lượng giữa lợn Móng Cái với Landrace hoặc Large White là 7,3%, trong

    khi đó ở lợn Large White với Landrace chỉ có 5,8% (Nguyễn ăn Đức. 1997).

    Các tính trạng có hệ số di truyền thấp (tính trạng về sinh sản), thì các tổ hợp

    lai thường đạt ưu thế lai cao và ngược các lại tính trạng có hệ số di truyền cao

    (thành phần thân thịt), thì các tổ hợp lai thường đạt ưu thế lai thấp. Các tính trạng có

    khả năng di truyền ở mức trung ình như tăng khối lượng, sản lượng sữa, sản lượng

    mỡ sữa và protein sữa, thường biểu hiện ưu thế lai ở mức trung ình. Chăng hạn,

    năng suất sữa ở bò có h2 từ 0,3 - 0,5, có ưu thế lai ở mức 2 - 2,5% (Nicholas. 1996).

    o đó, để cải thiện các tính trạng kinh tế có khả năng di truyền thấp, lai giống là

    công cụ tốt để khai thác tối đa ưu thế lai. Nếu tính trạng có hệ số di truyền cao, áp

    dụng chọn lọc và đồng thời áp dụng lai tạo sẽ mang lại hiệu quả ưu thế lai cao nhất

    ở những tính trạng di truyền theo mẹ.

    Ưu thế lai còn phụ thuộc vào công thức lai và việc sử dụng cá thể nào làm bố

    và cá thể nào làm mẹ. Ưu thế lai đạt được ở các tổ hợp lai khác nhau thì khác nhau,

    vì nó phụ thuộc vào phương pháp lai đã tiến hành. Các tính trạng khác nhau khi lai

    có ưu thế lai khác nhau và các công thức lai khác nhau khi lai cũng cho ưu thế lai

    khác nhau. Việc sử dụng hệ thống lai luân chuyển của hai giống có ưu thế lai là

    67% trong khi đó lai luân chuyển 4 giống ưu thế lai là 90%

    Ngoài ra, điều kiện nuôi dưỡng cũng là một trong các yếu tố quan trọng để ưu

    thế lai biểu hiện tốt nhất. Nếu chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém, mức độ ưu thế lai

    thường thấp và ngược lại, ở điều kiện nuôi dưỡng tốt, các cá thể lai sẽ phát huy hết

    tiềm năng của ưu thế lai.

    1.1.3. Sức sản xuất và phương pháp đánh giá

    1.1.3.1. Khả năng sinh trưởng và năng suất thân thịt

    Để đánh giá năng suất và chất lượng thịt lợn, người ta sử dụng các nhóm chỉ

    tiêu nuôi vỗ béo, thân thịt và chất lượng thịt.

    Theo Clutter và Brascamp. (1998), các chỉ tiêu quan trọng về khả năng nuôi

    vỗ béo bao gồm: tăng khối lượng ngày đêm, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng,

  • 23

    thu nhận thức ăn/ngày và tuổi đạt khối lượng giết thịt. Sellier. (1998) cho biết, các

    chỉ tiêu thân thịt quan trọng ao gồm t lệ móc hàm, t lệ thịt xẻ, chiều dài thân thịt,

    t lệ nạc hoặc t lệ thịt nạc/thịt xẻ, độ dày mỡ lưng và diện tích cơ thăn.

    1.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, năng suất thân thịt

    a) Yếu tố di truyền

    Ở giai đoạn trưởng thành, các chỉ tiêu nuôi vỗ o như tăng trọng/ngày đêm,

    tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng, thu nhận thức ăn/ngày có hệ số di truyền ở mức trung

    bình (h2 = 0,31) (Clutter và Brascamp. 1998), các chỉ tiêu thân thịt như t lệ móc

    hàm, chiều dài thân thịt, t lệ nạc hoặc t lệ thịt nạc/thịt xẻ, độ dày mỡ lưng, diện

    tích cơ thăn có hệ số di truyền cao (h2 = 0,3 - 0,6) (Sellier. 1998). Theo Ducos.

    (1994), trong số các chỉ tiêu thân thịt thì hệ số di truyền của tỉ lệ móc hàm là thấp

    nhất (h2 = 0,3 - 0,35) và chiều dài thân thịt là cao nhất (h

    2 = 0,56 - 0,57). Bên cạnh

    hệ số di truyền, còn có mối tương quan giữa các tính trạng. Tương quan di truyền

    giữa một số cặp tính trạng là thuận và chặt chẽ như, giữa tăng khối lượng và thu

    nhận thức ăn (r = 0,65) (Clutter và Brascamp. 1998), t lệ nạc với diện tích cơ thăn

    (r = 0,65), bên cạnh đó là các tương quan nghịch và chặt như giữa t lệ nạc với độ

    dày mỡ lưng (r = - 0,87) (Stewart và Schinckel. 1989). Các chỉ tiêu thân thịt như: t

    lệ móc hàm, t lệ nạc, độ dày mỡ lưng, chiều dài thân thịt và diện tích cơ thăn là

    khác nhau ở các giống khác nhau. Cụ thể: lợn Landrace có chiều dài thân thịt dài

    hơn so với lợn Large White khoảng 1,5 cm, ngược lại tỉ lệ móc hàm ở Large White

    lại cao hơn so với Landrace (Sather và cs., 1999; Hammell và cs., 1993); lợn

    Hampshire có thân thịt nhiều nạc hơn nhưng thường ngắn hơn và có khối lượng lớn

    hơn so với lợn Large White (Smith và cs.,1990; Berger và cs., 1994).

    b) Các yếu tố ngoại cảnh

    - Ảnh hưởng của dinh dưỡng

    inh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong số các yếu tố ngoại cảnh, chi phối

    sinh trưởng và khả năng cho thịt của gia súc. Mối quan hệ giữa năng lượng và

    protein trong khẩu phần thức ăn là yếu tố quan trọng, giúp cho việc điều khiển tốc

    độ tăng trọng, t lệ nạc, mỡ và tiêu tốn thức ăn của lợn thịt. Tốc độ tăng khối lượng,

    chất lượng thịt cũng thay đổi tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa các vitamin với nhau

  • 24

    và giữa vitamin với protein và khoáng. Việc bổ sung các axit amin giới hạn vào

    khẩu phần lợn thịt, giúp tăng khối lượng tăng, tiết kiệm được thức ăn và protein.

    Ch ng hạn, bổ sung lysine đủ nhu cầu vào khẩu phần cho lợn sẽ làm cơ ắp phát

    triển nâng cao t lệ nạc.

    - Ảnh hưởng của mùa vụ

    Lợn điều chỉnh thân nhiệt của chúng ằng cách cân ằng nhiệt lượng mất đi

    với nhiệt tạo ra qua trao đổi chất và lượng nhiệt hấp thụ được. Khi sự khác nhau

    giữa thân nhiệt và nhiệt độ môi trường trở nên lớn, thì t lệ thoát nhiệt sẽ tăng lên.

    ề mùa lạnh nhiệt độ môi trường xuống thấp dưới nhiệt độ hữu hiệu, thì tăng thêm

    chi phí thức ăn để tăng nhiệt lượng trao đổi chất để vật nuôi tự nó tạo ra nhiệt lượng

    để giữ ấm cho cơ thể.

    Theo Stanley E. Cursti. (1996), khi nhiệt độ thấp hơn 100C so với nhiệt độ tối

    ưu thì nhu cầu thức ăn/1 lợn nái/ngày đêm tăng 0,68 kg với lợn choai có khối lượng

    trung bình 36 kg khi nhiệt độ giảm 70C so với nhiệt độ tối ưu thì nhu cầu thức ăn

    tăng 0,11 kg/con/ngày.

    Ảnh hưởng của mùa vụ đến lượng thức ăn tiêu thụ của lợn trong giai đoạn sinh

    trưởng là rất rõ rệt. Theo Gourdine và cs., (2006), trong suốt giai đoạn mùa hè, lượng

    thức ăn tiêu thụ hàng ngày giảm 20% ở giống lợn Yorkshire và 14% ở giống lợn địa

    phương, do có sức chịu đựng khí hậu nóng giống của lợn Yorkshire k m hơn giống lợn

    địa phương. Khi lượng thức ăn tiêu thụ giảm dẫn tới sinh trưởng giảm.

    - Ảnh hưởng của thời gian nuôi

    Thời gian nuôi ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng thịt. Sự thay đổi

    thành phần hoá học của mô cơ, mô mỡ lợn chủ yếu xảy ra trong giai đoạn trước 4

    tháng tuổi. Dựa vào quy luật sinh trưởng tích lũy chất dinh dưỡng trong cơ thể lợn,

    người ta đề ra hai phương thức nuôi: nuôi lấy nạc đòi h i thời gian nuôi ngắn, khối

    lượng giết thịt nh hơn phương thức nuôi lấy thịt - mỡ, còn phương thức nuôi lấy

    mỡ cần thời gian nuôi dài, khối lượng giết thịt lớn hơn.

    - Ảnh hưởng của chăm sóc nuôi dưỡng

    Nhiệt độ chuồng nuôi thấp hoặc cao hơn nhiệt độ giới hạn thích ứng cho phép,

    đều là các yếu tố bất lợi đối với sinh trưởng của lợn thịt. Các nhân tố stress trong

  • 25

    thời gian chăn nuôi cũng ảnh hưởng xấu tới quá trình trao đổi chất, sức sản suất và

    chất lượng thịt của lợn. Theo Stanley E. Curstis. (1996), khi nhiệt độ chuồng nuôi

    tăng trên mức tối ưu, thì lợn thịt giảm tăng khối lượng và tăng chi phí thức ăn.

    - Ảnh hưởng của việc nhịn ăn

    Ở một số nước, lợn được nhịn ăn 12 - 15 tiếng trước khi giết mổ, là một thực

    tế phổ biến để làm giảm nguy cơ nhiễm vi sinh vật trong quá trình giết mổ (Bager

    và cs., 1995). Trước khi vận chuyển lợn thì không nên cho ăn, vì khi cho lợn ăn no

    dẫn đến t lệ tử vong cao hơn trong quá trình vận chuyển (Warriss. 1994). Nhịn ăn

    còn làm giảm lượng glycogen cơ ắp ở lợn tại thời điểm g


Recommended